U vú có nguy hiểm không luôn là chủ đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại u vú đều nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó và đưa ra cách điều trị bệnh hiệu quả.
U vú là gì?
U vú là hiện tượng sưng cục bộ, nổi u và phồng lên ở vú. Khi sờ vào, bạn sẽ có cảm giác khác với những vị trí xung quanh. Vùng vú của bạn có sự khác biệt với những vùng còn lại hoặc các mô lân cận. Khối u không biến mất sau khi chị em hết chu kỳ kinh nguyệt, ngược lại, nó còn thay đổi hay phát triển hơn. Về lâu dài, vú của bạn bị thâm tím mà không bị tác động bởi ngoại lực. Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ xác định rõ tình trạng của bản thân và có phương pháp điều trị phù hợp.
U vú xuất hiện và sưng, phồng, tạo cảm giác “lạ” khi bạn chạm tay vào ngực
Một số trẻ sơ sinh đã xuất hiện u vú vì lượng estrogen nhận được từ mẹ. Các bé gái trước tuổi dậy thì cũng xuất hiện u vú. Điều này có thể xảy ra ở các bạn nam khi bước vào giai đoạn dậy thì. Có thể thấy, vấn đề sức khỏe này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Vì sự phổ biến của nó, nhiều người luôn băn khoăn với câu hỏi “u vú có nguy hiểm không?” và những vấn đề xung quanh.
U vú có nguy hiểm không?
Đa phần u vú lành tính và không gây nguy hiểm. Những bé gái và bé trai ở giai đoạn tuổi dậy thì có thể mắc u vú, nhưng sau đó chúng sẽ tự khỏi mà không gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. U vú gặp nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em và chúng vô hại, tự biến mất. Những khối u khác cần được điều trị nhưng vẫn khá an toàn cho người bệnh vì không phải ung thư và không tiến triển.
Một vài khối u ở vú mặc dù không phải ung thư nhưng chúng làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư. Vậy những khối u vú có nguy hiểm không và phải làm sao để khắc phục? Cách duy nhất là chữa trị và không cho chúng tiến triển thành dạng nguy hiểm (khối u ung thư). Vì vậy, người bệnh cần chủ động tầm soát sức khỏe thường xuyên để phát hiện ra các khối u vú càng sớm càng tốt.
Cuối cùng, các khối ung thư vú là mối đe dọa lớn nhất của người bệnh. Chúng có khả năng xâm lấn ra các khu vực còn lại của vòng một, hạch bạch huyết và các cơ quan khác. Đặc biệt, u vú ác tính rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Người bệnh phải nhờ đến các phương pháp khám sàng lọc thì mới biết bản thân đang mắc bệnh. Đến khi u vú đã tiến triển thành một khối cứng trên ngực thì việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp.
U vú ung thư thường được phát hiện muộn khi bệnh đã tiến triển nặng
Phân loại u vú
Có nhiều loại u vú khác nhau và chúng được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc phải. Nếu như câu hỏi ‘u vú có nguy hiểm không” khiến nhiều người băn khoăn thì “u vú có những loại nào” cũng được quan tâm không kém. Sau đây là các loại u vú mà bạn chưa biết.
Khối u vú lành tính
Thông thường, những khối u vú lành tính này không ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng người bệnh. Nhưng chúng vẫn khiến tâm lý người mắc bị hoang mang và lo lắng vì những bất thường ở vú. Vì thế mà nhiều người tự đặt câu hỏi “u vú có nguy hiểm không?”. Sau đây là các loại u vú lành tính và câu trả lời “thỏa đáng” dành cho bạn:
- U nang: Đây là loại u vú chứa đầy chất lỏng trong đó. Chúng có đường kính khoảng 25mm đến 50mm, bề mặt nhẵn và có dạng hình tròn với các cạnh rõ ràng. Khi chạm vào các khối u này, bạn cảm thấy chúng khá mềm, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt. Chúng xuất hiện những ngày đầu hành kinh và cũng ra đi khi chu kỳ kết thúc.
- U mỡ: Loại u vú này có thành phần là mỡ và chúng hình thành trong vú của bạn. U vú loại này không gây đau, khá mềm và dịch chuyển khi bạn dùng ngón tay tác động vào. U mỡ khá lành tính nhưng bác sĩ cần sinh thiết để phân biệt khối u này với ung thư.
- U sợi tuyến: Những loại u vú lành tính này xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 20 đến 30. Khối u bướu sợi tuyến có hình tròn và thể chất cứng. Nó có thể di chuyển khi bạn dùng ngón tay tác động vào giống u mỡ. Đa phần u vú loại này không nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan nếu chúng tồn tại lâu.
- Khối u do thay đổi sợi cơ: Sự thay đổi xuất hiện như phụ nữ bước qua độ tuổi từ 30 đến 5 tuổi với những rối loạn nội tiết tố. Khi mắc u này, bạn cảm thấy ngực mềm, xơ và giống thể chất của cao su. Đôi khi, chúng cũng hình thành các u nang chứa đầy chất lỏng. Những thay đổi sợi cơ này không gây nguy hiểm và “biến mất” khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc các biện pháp ngừa thai.
- Hoại tử mỡ: Tình trạng này xảy ra khi các mô mỡ ở vú của bạn bị tổn thương. Việc này làm hình thành các khối hình tròn, rắn hoặc có dạng như u nang. U vú loại này có thể gây nhiễm trùng, đau nhức và cần được phẫu thuật cắt bỏ.
- Viêm vú: Đây là hiện tượng xảy ra khi mô vú bị nhiễm trùng, đặc biệt là ống dẫn sữa. Vì vậy, tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ đang cho con bú. Vú bị viêm nhiễm sẽ nổi cục, sưng đỏ và nóng, thậm chí khiến người bệnh sốt cao.
Viêm vú và ống dẫn sữa cũng làm cho vú sưng lên và kèm theo nóng sốt
Khối u tiền ung thư vú
Những khối u tiền ung thư này mang sự nguy hiểm “tiềm tàng” và khiến nhiều người chủ quan. Chúng chính là lời giải đáp phù hợp cho thắc mắc “u vú có nguy hiểm không?”. Các loại khối u tiền ung thư vú phổ biến bao gồm:
- U nhú nội truyền: Những khối u vú loại này được hình thành trong ống dẫn sữa. U nhú nội truyền thường lành tính. Tuy nhiên, chúng có nguy cơ cao làm cho người bệnh tiến triển thành ung thư. Bên cạnh đó, chúng còn làm cho núm vú tiết dịch kèm theo cục u.
- Tăng sản vú: Tình trạng này xảy ra trong mô mỡ của vú hoặc tại các ống dẫn sữa. Việc tăng sản này không gây ra cục u ung thư nhưng có thể trở thành ung thư. Các cục u vú này tăng sản cần được loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm cho người bệnh.
- Khối u tại chỗ: Loại u vú này tương tự các khối u tăng sản về vị trí hình thành (mô mỡ hoặc ống dẫn trứng). Những khối u này không xâm lấn hay còn gọi là ung thư giai đoạn “không”. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các u vú này trước khi chúng chuyển sang giai đoạn ung thư xâm lấn.
Khối u vú ung thư
Ung thư vú giai đoạn đầu thường không có bất kỳ dấu hiệu nào vì kích thước khối u nhỏ. Chỉ khi người bệnh đến bệnh viện thăm khám sàng lọc thì mới phát hiện được khối u trong cơ thể.
Khi ung thư vú tiến triển, nó sẽ ở dạng khối u cứng ở một bên hoặc vùng dày dưới da với độ cứng không đều. Những khối u ác tính này không thể dịch chuyển được bằng tay như u vú lành tính. Chúng có đặc điểm không mềm hoặc không đau khi bạn chạm vào. Ngoài ra, chúng xuất hiện nhiều nhất tại vùng trên của vú, núm vú hoặc phía dưới vú và những khu vực gần nách.
Ung thư vú nguy hiểm và cần được điều trị càng nhanh càng tốt
U vú có điều trị khỏi hoàn toàn được không?
Đối với ung thư vú, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được cách chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, không có bất kỳ cách chữa trị “tự nhiên” nào cho u vú loại ác tính. Điều cần thiết là các can thiệp y tế để thu nhỏ, làm chậm sự phát triển hay loại bỏ hẳn khối u vú.
Hầu hết các phương pháp điều trị đều hướng đến các mục tiêu sau:
- Kiểm soát các triệu chứng của khối u ung thư vú.
- Giảm thiểu các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
- Cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư.
Biện pháp phòng ngừa u vú hiệu quả
Việc phòng ngừa u vú nói chung và ung thư vú nói riêng bắt đầu từ các thói quen sống lành mạnh. Cụ thể như sau:
- Hạn chế uống rượu bia: Cơ thể nạp càng nhiều cồn càng khiến bạn tăng nguy cơ hình thành u vú ung thư. Với phụ nữ, mỗi ngày không nên uống quá 1 ly còn với nam giới thì giới hạn là 2 ly để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thực hiện chế độ ăn uống “khỏe mạnh”: Phụ nữ bổ sung dầu oliu và các loại hạt giúp giảm nguy cơ bị u vú ác tính. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: Trái cây, rau, ngũ cốc, đậu, hạt, cá,... và hạn chế thịt đỏ, dầu mỡ, đường,...
- Giữ cân nặng phù hợp: Khi bạn có một cân nặng hợp lý, bạn sẽ tránh xa được nhiều bệnh tật. Các khối u vú cũng khó xuất hiện trên cơ thể một người khỏe mạnh và cân đối. Nam giới nên giữ vòng eo dưới 90cm và nữ giới dưới 80cm.
- Tăng cường tập thể dục thể thao: Đây là cách giúp bạn duy trì được cân nặng phù hợp với chiều cao, từ đó ngăn ngừa các khối u vú ác tính. Trung bình mỗi ngày chúng ta nên tập ít nhất 30 phút, từ 5 - 6 buổi/tuần.
- Duy trì cho con bú (đối với phụ nữ đang nuôi con nhỏ): Việc này đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc ngăn ngừa khối u vú và ung thư vú. Bạn cho con bú càng lâu (trong khoảng thời gian cho phép) thì việc bảo vệ càng kéo dài.
- Hạn chế việc bổ sung hormone sau mãn kinh: Liệu pháp này làm tăng nguy cơ hình thành u vú hay u ung thư tại vú. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để đưa ra quyết định có áp dụng kết hợp hormone hay không.
Hạn chế bổ sung hormone sau mãn kinh để giảm nguy cơ bị u vú ác tính
Hiện nay, ngày càng nhiều người sử dụng các sản phẩm từ thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các khối u. Từ u nang buồng trứng, u xơ tử cung,... đến u vú lành và ác tính. Những sản phẩm từ thiên nhiên bên cạnh công dụng vượt trội còn mang lại sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Người bệnh sẽ không lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Loại thảo dược điển hình và “cứu tinh’ cho các bệnh liên quan đến u nang là trinh nữ hoàng cung. Đây là cây thuốc quý đã được hoàng tộc sử dụng trong hàng ngàn năm nay để chữa nhiều bệnh nữ giới. Trên quan điểm khoa học hiện đại, dịch chiết từ trinh nữ hoàng cung có công dụng hoạt hóa tế bào Lympho T và khiến khối u chậm phát triển (nghiên cứu trên chuột).
Bên cạnh đó, những loại thảo dược khác cũng có công dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u vú. Chúng bao gồm: Khương hoàng, hoàng cầm, hoàng kỳ,... Các dược liệu này vừa ngăn cản khối u hình thành vừa tăng hệ miễn dịch tế bào, giúp cơ thể chống chọi bệnh tật.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời rõ ràng cho vấn đề: U vú có nguy hiểm không? Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để mọi khối u vú đều tiêu tan bạn nhé. Nếu còn thắc mắc về bệnh, hãy để lại bình luận bên dưới để chuyên gia của chúng tôi giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/186084#treatment
https://www.medicalnewstoday.com/articles/what-does-a-breast-lump-feel-like
https://www.healthline.com/health/skin-lumps/hard-lump-in-breast
https://www.webmd.com/breast-cancer/features/breast-lumps-8-myths-and-facts
https://www.webmd.com/breast-cancer/guide/benign-breast-lumps