Bạn đang băn khoăn về cách chữa viêm tuyến tiền liệt và liệu có loại thảo dược nào giúp hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bỏ túi các loại thuốc và những thảo dược có tác dụng trong điều trị viêm tuyến tiền liệt.

Sự khác nhau giữa viêm tuyến tiền liệt ở nam và viêm tuyến tiền liệt ở nữ

Viêm tuyến tiền liệt được biết đến là bệnh lý gây nên tình trạng viêm nhiễm ở tuyến tiền liệt hoặc vùng xung quanh nó. Bệnh phát triển nhanh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và cuộc sống tình dục của nhiều nam giới.
Triệu chứng thường gặp của viêm tuyến tiền liệt nam là:

  • Tiểu khó, khi tiểu có cảm giác buốt, rát.
  • Đau vùng đùi trong, xương mu hoặc xung quanh dương vật.
  • Nước tiểu hoặc tinh dịch có xuất hiện máu.
  • Rối loạn đời sống tình dục.
  • Thấy lạnh như bị cảm cúm. 

Khi mắc viêm tuyến tiền liệt mạn tính, các triệu chứng thường giống với viêm tuyến tiền liệt cấp tính nhưng nặng hơn như: Đau bụng dưới, đau tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều, nước tiểu đục đôi khi có máu.

Viêm tuyến tiền liệt ở nữ thường rất hiếm gặp, vì ở nữ giới không thực sự có tuyến tiền liệt, mà chỉ có các mô tuyến nhỏ phát triển trước âm đạo và xung quanh niệu đạo giống với mô tại tuyến tiền liệt của nam giới. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm vẫn có thể xảy ra khi gặp các tác nhân xấu, với những triệu chứng điển hình như:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Đau bụng dưới.
  • Nước tiểu đục, đôi khi có máu.
  • Mệt mỏi, sốt nhẹ.
  • Âm đạo khô rát khi quan hệ.

Viêm tuyến tiền liệt đang có xu hướng tăng lên gần đây, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và khả năng sinh con sau này ở cả nam và nữ.

Viem-tuyen-tien-liet-gay-nhieu-anh-huong-den-doi-song-sinh-hoat-va-gap-chu-yeu-o-nam-gioi.webp

Viêm tuyến tiền liệt gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và gặp chủ yếu ở nam giới

Các thuốc tây y chữa viêm tuyến tiền liệt

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp chữa viêm tuyến tiền liệt, sử dụng thuốc cũng là một cách chữa viêm tuyến tiền liệt được nhiều bác sĩ và bệnh nhân ưu tiên lựa chọn:

  Thuốc kháng sinh

Loại thuốc này chỉ được dùng khi xác định bệnh nhân đã nhiễm khuẩn, kháng sinh không có khả năng trong việc điều trị lâu dài với viêm tuyến tiền liệt mạn tính. Một số kháng sinh có thể dùng kết hợp với thuốc chẹn alpha để điều trị triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt. Nếu đợt điều trị đầu tiên với thuốc kháng sinh không giúp cải thiện triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt, thì nhiều khả năng đợt điều trị thứ hai cũng không mang lại hiệu quả. Lúc này, bạn cần tìm đến các loại thuốc khác có hiệu quả điều trị cao hơn.
Một số thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm tuyến tiền liệt bao gồm: 

  • Trimethoprim
  • Levofloxacin
  • Ciprofloxacin
  • Sulfamethoxazole
  • Clarithromycin

  Thuốc kháng cholinergic

Làm giảm các cơn co thắt bàng quang, điều trị triệu chứng tiểu nhiều, tiểu rắt. Một số loại thuốc được sử dụng như Oxybutynin (Ditropan) hay Tolterodine.

Thuốc chẹn alpha  

Thường dùng với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có biểu hiện khó đi tiểu. Thuốc chẹn alpha có khả năng tác động đến sự co thắt của các cơ, mạch máu tại tuyến tiền liệt.

Thuốc chẹn alpha làm thư giãn các cơ ở cổ bàng quang, giúp kiểm soát các cơ tiểu không kiểm soát.

Một số loại thuốc hay dùng đến là:

  • Doxazosin 
  • Terazosin 
  • Alfuzosin
  • Tamsulosin

Thuốc giảm đau, chống viêm

Triệu chứng điển hình của viêm tuyến tiền liệt là đau tại vùng bụng dưới, đau dương vật hay âm đạo,... Vì vậy, khi điều trị cần đến thuốc giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu trên. Những thuốc này thường được dùng trong điều trị viêm tuyến tiền liệt nhẹ và vừa. Các loại thuốc giảm đau, chống viêm thường được chỉ định là:

  • Paracetamol
  • Piroxicam
  • Ibuprofen
  • Diclofenac

Su-dung-thuoc-tay-y-la-cach-chua-viem-tuyen-tien-liet-duoc-nhieu-nguoi-lua-chon.webp

Sử dụng thuốc tây y là cách chữa viêm tuyến tiền liệt được nhiều người lựa chọn 

Cách chữa viêm tuyến tiền liệt bằng thảo dược đông y

Bên cạnh các loại thuốc tây, vẫn có nhiều bệnh nhân muốn lựa chọn các bài thuốc dân gian để chữa viêm tuyến tiền liệt. Đông y quan niệm, viêm tuyến tiền liệt được chia làm viêm tuyến tiền liệt cấp tính và viêm tuyến tiền liệt mạn tính. 

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường do thấp nhiệt hạ chú, nhiễm tà khí, khí huyết ứ trệ, kinh lạc không thông.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính là do làm việc quá nhiều dẫn đến gan và thận bị tổn thương, suy yếu làm cho kinh lạc bị tắc nghẽn, khí huyết ứ trệ, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể.

Bài thuốc chữa thể thấp nhiệt hạ chú: Thể bệnh này xuất hiện do bệnh lý thấp nhiệt dồn xuống hạ tiêu, gây khí huyết ứ trệ ở bàng quang, rồi đi đến tuyến tiền liệt và gây viêm.

Biểu hiện là tiểu gấp, cảm giác rát buốt khi tiểu, nước tiểu đục, có mùi bất thường, đau bụng âm ỉ. Cách dùng là sắc lấy nước các thảo dược sau để uống hàng ngày:

  • Tỳ giải: 20g
  • Ô dược: 20g
  • Ích trí nhân: 20g
  • Bạch linh: 20g
  • Sinh địa: 16g
  • Xa tiền: 16g
  • Hoàng cầm: 12g 
  • Chi tử : 12g 
  • Trạch tả: 12g
  • Quy đầu: 12g
  • Sài hồ: 8g
  • Mộc thông: 6g
  • Cam thảo: 6g
  • Long đởm thảo: 4g

Bài thuốc trị thận dương hư: Thận dương hư khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, các chức năng của cơ thể bị suy yếu. Biểu hiện thường thấy là đau lưng, đau gối, cơ thể mệt mỏi, sợ lạnh, ham muốn tình dục suy giảm. Cách dùng là chế biến các thảo dược trong bài thuốc thành dạng viên, sau đó sử dụng cùng nước muối nhạt hoặc rượu. Thành phần của bài thuốc này bao gồm:

  • Thục địa: 320g
  • Sơn thù du: 160g
  • Củ mài: 160g
  • Bạch phục linh: 120g
  • Mẫu đơn bì: 120g
  • Mã đề: 120g
  • Nhục quế: 40g
  • Phụ tử: 40g

Ngoài các bài thuốc cụ thể kể trên, vẫn còn rất nhiều thảo dược khác được dùng nhiều trong điều trị viêm tuyến tiền liệt:

Trinh nữ hoàng cung

Trong y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung được biết đến như một thảo dược có tác dụng điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, điều này đã được nhiều nghiên cứu đã khẳng định.

Nhà nghiên cứu người Ấn Độ - Ghosal được cho là một người hết mình với các nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung. Trong 5 năm, ông đã công bố hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra nhiều hoạt chất đến từ cây trinh nữ hoàng cung latisolin, 2 - epilycorin và 2 - epipancrassidin. Đặc biệt là một số chất có công dụng chống bệnh ung thư như crinafoline và crinafolidine.Các nhà khoa học khác còn phát hiện ra một số thành phần alkaloid trong cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống nhiễm khuẩn, ung bướu và kích thích miễn dịch, kích thích sự sản sinh của tế bào lympho T, tế bào CD3+T và CD4+T.

Ngoài ra, còn rất nhiều bài thuốc đông y khác chữa viêm tuyến tiền liệt. Ưu điểm của cách chữa viêm tuyến tiền liệt bằng đông y là đều ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc đông y nếu muốn thấy hiệu quả phải dùng đều đặn trong một khoảng thời gian dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì.

Thầy thuốc sẽ lựa chọn bài thuốc đông y chữa viêm tuyến tiền liệt phù hợp

Thầy thuốc sẽ lựa chọn bài thuốc đông y chữa viêm tuyến tiền liệt phù hợp

Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà

Ngoài các cách chữa viêm tuyến tiền liệt bằng tây y và đông y, vẫn còn một số phương pháp khác giúp điều trị bệnh tại nhà như xoa bóp và bấm huyệt. Cụ thể:

Xoa bóp: Giúp giảm hiện tượng sung huyết, giảm đau bụng dưới. Sử dụng hai tay để chồng lên nhau và xoa bóp vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ. Thời gian xoa bóp thường là sáng sớm hoặc trước lúc ăn 2 - 3 tiếng, trước khi đi tiểu.

Bấm huyệt: Giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt. Khi bấm huyệt cần sự chính xác cao, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến và làm theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc nếu muốn áp dụng phương pháp này tại nhà.  

Lưu ý trong điều trị viêm tuyến tiền liệt

Để lựa chọn được cách chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả, người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín để khám kỹ càng và đưa ra chỉ định phù hợp, an toàn.

Với nhóm thuốc chữa viêm tuyến tiền bằng tây y, khi sử dụng bạn cần lưu ý: 

  • Thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy.
  • Các thuốc giảm đau, chống viêm chỉ sử dụng sau khi có chỉ định của bác sĩ. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc giảm đau chống viêm như mệt mỏi, buồn ngủ, viêm loét dạ dày, viêm gan.
  • Thuốc chẹn alpha gây chóng mặt, tim đập mạnh, đau đầu, tăng cân, buồn nôn, giảm huyết áp đột ngột, phù chân hoặc mắt cá. Vì vậy không sử dụng thuốc chẹn alpha với những người trên 70 tuổi, đang mắc bệnh tim mạch.
  • Thuốc kháng cholinergic có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhầm lẫn, ảo giác, khô miệng, nhìn mờ, táo bón, buồn ngủ.

Nguoi-benh-can-luu-y-cac-tac-dung-phu-khi-su-dung-thuoc-chua-viem-tuyen-tien-liet.webp

Người bệnh cần lưu ý các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt

Phương pháp ngăn ngừa viêm tuyến tiền liệt quay trở lại

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh cũng nên áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa viêm tuyến tiền liệt quay trở lại, cụ thể: 

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít. Uống nhiều nước sẽ giúp đào thải độc tố hiệu quả hơn, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Ăn nhiều rau xanh và các loại vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì hành động này sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn, hoặc làm tăng nguy cơ tái phát sau điều trị.
  • Sống lành mạnh, không thức khuya, tránh căng thẳng, stress.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hằng ngày, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Bài viết trên đã đưa ra rất nhiều cách chữa viêm tuyến tiền liệt, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để có cách điều trị phù hợp nhất với bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận ở bên dưới hoặc gọi điện cho tổng đài để được chuyên gia giải đáp.  

Link tham khảo:

Female Prostate Cancer: Is It Possible? (healthline.com)

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/prostatitis

Prostatitis - Symptoms and causes - Mayo Clinic

Treating chronic prostatitis - Harvard Health