Nang vú là bệnh xảy ra ở phụ nữ thuộc nhiều nhóm độ tuổi khác nhau. Đây là khối u lành tính nhưng vẫn có nguy cơ phát triển thành ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin quan trọng mà bạn cần nắm rõ về bệnh lý này.

Nang vú là bệnh gì?

Nang vú hay u nang vú là những túi chứa đầy chất lỏng phát triển bên trong vú. Những khối u này thường là lành tính và rất hiếm khi phát triển thành ung thư. Bệnh có thể phát triển ở 1 hoặc nhiều nang và là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các khối u ở vú. 

U nang vú có thể phát triển ở mọi đối tượng, cả nam giới lẫn nữ giới. Tuy nhiên, bệnh lý này tỷ lệ xuất hiện cao ở phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh, dưới 50 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ sau mãn kinh nhưng sử dụng liệu pháp hormone cũng có thể gặp phải u nang vú.

Hiện nay có ba loại u nang vú đã được phát hiện, cụ thể là:

  • U nang vú đơn giản: Là những khối u hoàn toàn chứa chất lỏng và không thể phát triển thành ung thư.
  • U nang vú phức tạp: Là những khối u chứa các mô rắn có khả năng gây ung thư. Nếu bạn gặp phải loại u vú này, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật sinh thiết.
  • U nang vú biến chứng: Là loại nang vú nằm giữa thể đơn giản và phức tạp. Bên trong khối u nang biến chứng có thể chứa chất lỏng và một số mảnh rắn, vụn nhỏ trôi nổi. Với loại u vú này, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật chọc hút bằng kim nhỏ hoặc phẫu thuật sinh thiết.

Nang-vu-la-nhung-khoi-u-chua-day-chat-long-phat-trien-ben-trong-mo-vu.webp

Nang vú là những khối u chứa đầy chất lỏng phát triển bên trong mô vú

XEM THÊM: Tìm hiểu u xơ tuyến vú - ít nguy hiểm nhưng thường gặp ở nữ giới

Dấu hiệu nhận biết nang vú

U nang vú có thể được nhận biết thông qua một số biểu hiện lâm sàng sau:

  • Khối u có dạng hình tròn hoặc bầu dục trơn nhẵn, dễ di chuyển trong mô vú. Khi sờ vào khối u có thể có cảm giác mềm mại hoặc cứng rắn.
  • Bạn có thể cảm thấy đau hoặc căng tức ở khu vực có khối u. 
  • Tiết dịch chảy ra từ vú có màu trong suốt, vàng hoặc nâu sẫm.
  • Vào trước kỳ kinh nguyệt, khối u có thể phát triển lớn hơn và gây căng tức vú. Sau kỳ kinh nguyệt, khối u suy giảm kích thước và các triệu chứng cũng biến mất.

U nang vú thường phổ biến ở phụ nữ hơn. Tuy nhiên bệnh lý này cũng có thể xảy ra ở nam giới. Nếu bạn cảm nhận được những biểu hiện bất thường ở khu vực vú, hãy tới gặp bác sĩ ngay để thực hiện khám sàng lọc ung thư vú.

Nguyên nhân gây nang vú

Thực tế, nguyên nhân gây u nang vú chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có thể khẳng định, sự xuất hiện của những khối u nang là do những bất thường trong quá trình phát triển sinh lý của vú. Cụ thể như sau:

  • Sự tích tụ chất lỏng bên trong tuyến sữa ở mô vú có thể tạo nên các nang vú.
  • Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen theo tuổi tác: Trước khi mãn kinh, estrogen dư thừa trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể kích thích mô vú và tạo nên khối u nang vú. Sau khi mãn kinh, nồng độ estrogen suy giảm khiến nang vú khó hình thành hơn. Tuy nhiên ở những phụ nữ sử dụng các liệu pháp thay thế hormone vẫn có thể phát triển u nang.

Nong-do-estrogen-anh-huong-toi-qua-trinh-hinh-thanh-nang-vu.webp

Nồng độ estrogen ảnh hưởng tới quá trình hình thành nang vú

Chẩn đoán và điều trị nang vú

Phương pháp chẩn đoán và điều trị u nang vú sẽ phụ thuộc vào tình trạng thực tế mà người bệnh đang gặp phải. Cụ thể như sau:

Phương pháp chẩn đoán nang vú

Trước hết, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh. Sau đó, họ có thể thực hiện thêm một số phương pháp sau nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn:

Kiểm tra vú

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe ở khu vực vú và kiểm tra xem liệu có bất thường nào khác ở vú hay không. Nếu có, họ sẽ tiếp tục đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm khác để kiểm tra sâu hơn.

Kiểm tra bằng hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng bao gồm:

  • Chụp X-quang: Phương pháp này thường được dùng để xác định liệu có tồn tại khối u nang vú lớn hay những cụm u nang nhỏ hay không. Tuy nhiên đối với khối vi nang thì rất khó để nhận biết thông qua phim X-quang.
  • Siêu âm vú: Phương pháp này giúp xác định xem khối u nang vú chứa dịch lỏng hay chất rắn. Nếu khối u chứa đầy chất lỏng thường là dấu hiệu của u nang vú. Còn nếu khối u chứa chất rắn, đó có thể là các loại khối u khác như u xơ tuyến vú hoặc ung thư.

Chọc hút kim nhỏ FNA

Phương pháp này được sử dụng kết hợp với sóng siêu âm để xác định chính xác vị trí của khối u. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ, mỏng để chọc vào khối u và hút chất lỏng ra. Các trường hợp có thể xảy ra thường bao gồm:

  • Chất lỏng chảy ra có màu vàng rơm và không lẫn máu, khối u biến mất: Đó chính là u nang vú, bạn không cần xét nghiệm hoặc điều trị gì thêm.
  • Chất lỏng chảy ra có lẫn máu hoặc khối u không biến mất: Bác sĩ sẽ gửi mẫu chất lỏng tới phòng thí nghiệm để kiểm tra thêm. Đồng thời, bạn sẽ được thực hiện những xét nghiệm khác để tiếp tục theo dõi.
  • Không có chất lỏng chảy ra: Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra thêm. Việc không có chất lỏng trong khối u có thể là biểu hiện của loại u vú khác như u xơ vú hoặc ung thư.

4-phuong-phap-chan-doan-nang-vu-thuong-duoc-su-dung.webp

4 phương pháp chẩn đoán nang vú thường được sử dụng

Phương pháp điều trị nang vú

Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nang vú phù hợp. Những phương pháp phổ biến thường được sử dụng hiện nay là:

Theo dõi và giám sát

Nếu gặp phải nang vú đơn giản, bạn có thể không cần phải điều trị. Nhiều u nang có thể thu nhỏ và biến mất khi độ tuổi tăng lên và hormone sinh dục giảm dần. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện khám định kỳ để chắc chắn rằng không có sự thay đổi ở các u nang vú này. Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào (đau ngực, khối u thay đổi kích thước), bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ.

Chọc hút bằng kim nhỏ

Đây là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán và điều trị u nang vú. Khi chọc hút bằng kim nhỏ, chất lỏng trong nang vú sẽ được hút hết, khối u và các triệu chứng bệnh cũng sẽ biến mất theo. 

Với một số nang vú lớn, bạn có thể phải thực hiện hút dịch nhiều lần. Trong quá trình điều trị, những nang vú mới có thể xuất hiện hoặc tái phát trở lại. Tuy nhiên, nếu nang vú đó tồn tại trong vòng 2 - 3 chu kỳ kinh nguyệt và có dấu hiệu đang phát triển, bạn cần thông báo tới bác sĩ để được điều trị thích hợp. 

Sử dụng hormone điều trị

Nguyên nhân gây ra u nang vú là sự gia tăng của hormone sinh dục. Vì vậy các liệu pháp thay thế hormone (tamoxifen) hoặc sử dụng thuốc tránh thai, đã được kiểm nghiệm hiệu quả trong điều trị nang vú. Phương pháp này có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, từ đó giảm sự xuất hiện, tái phát của nang vú. 

Tuy nhiên, sử dụng hormone điều trị có thể gây ra nhiều tác dụng khác không mong muốn. Vì vậy liệu pháp này chỉ được sử dụng với những người có triệu chứng thực sự nghiêm trọng. Sau khi quá trình điều trị hoàn tất, cần ngừng sử dụng hormone để ngăn ngừa tái phát u nang vú. 

Nang-vu-don-gian-thuong-khong-nhat-thiet-phai-dieu-tri-ma-can-theo-doi-va-giam-sat.webp

Nang vú đơn giản thường không nhất thiết phải điều trị mà cần theo dõi và giám sát

Cần lưu ý gì khi bị nang vú?

U nang vú có thể gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Để giảm thiểu sự khó chịu này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau ngay tại nhà:

  • Mặc áo ngực vừa vặn: Mặc áo ngực sẽ giúp nâng đỡ bầu ngực và giảm bớt triệu chứng đau đớn hay căng tức do bệnh gây ra.
  • Chườm: Bạn có thể sử dụng miếng chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng ngực chứa u nang vú để giảm đau.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu bạn cảm thấy quá đau đớn, có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen sodium,...

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm có thành phần thảo dược khác để hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh, đồng thời gia tăng hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng. Cụ thể, bạn nên ưu tiên sử dụng sản phẩm có thành phần là những loại thảo dược như trinh nữ hoàng cung, hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng,... 

Năm 1986, nhà khoa học người Ấn Độ - Ghosal còn công bố tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn xuất alcaloid có tác dụng chống ung thư như crinafoline và crinafolidine. Các chất này đã được thử nghiệm với tế bào ung thư và cho kết quả dương tính. 

Các dược liệu này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u dẫn tới ung thư, giúp giảm kích thước u nang vú và cải thiện triệu chứng đau nhức, rối loạn kinh nguyệt. Sự kết hợp của 4 loại thảo dược trên giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xuất hiện của khối u mới. Đồng thời, với nguồn gốc thiên nhiên, chúng không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới.

Nhung-loai-duoc-lieu-hieu-qua-trong-dieu-tri-va-ngan-ngua-nang-vu.webp

Những loại dược liệu hiệu quả trong điều trị và ngăn ngừa nang vú

XEM THÊM: Tổng hợp những thảo dược chữa u xơ tử cung an toàn, hiệu quả

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý nang vú thường gặp ở phụ nữ. Bệnh lý này tuy ít phát triển thành ung thư nhưng có thể gây khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới u nang vú và những phương pháp điều trị, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn nhanh chóng nhất. 

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/breast-cysts/diagnosis-treatment/drc-20370290

https://breastcancernow.org/information-support/have-i-got-breast-cancer/breast-pain-other-benign-conditions/breast-cysts

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15691-breast-cysts

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK562196/

https://www.healthdirect.gov.au/breast-cysts