U nang buồng trứng không chỉ gặp ở phụ nữ trưởng thành (đã quan hệ tình dục, đang trong độ tuổi sinh sản) mà còn có thể xuất hiện ở những bé gái mới lớn (bắt đầu tuổi dậy thì). Ngay từ bây giờ, cha mẹ nên có kiến thức về bệnh cũng như nắm được tâm sinh lý của con để có thể chia sẻ với “công chúa” của mình. Khi có những dấu hiệu bất thường, cần phải đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc. Để thấy được mức độ nguy hiểm mà các khối u gây ra, cha mẹ hãy dành thời gian XEM NGAY bài viết này.

13 tuổi nhưng đã mang trong mình u nang buồng trứng kích thước 20cm

Mới đây, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận một ca mắc u nang buồng trứng đang trong tình trạng đau bụng dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân là một bé gái 13 tuổi. Theo như chia sẻ từ người nhà thì được biết: Trước đó 3 tháng, em đã bắt đầu sờ thấy một cục rắn rắn, hình khối lạ ở bụng dưới. Do khối u này không cản trở sinh hoạt và đôi khi có đau bụng rồi tự hết nên em không nói với ba mẹ. Cho đến khi cơn đau bụng ngày càng dữ dội, bệnh nhi được người nhà đưa đến khám ở Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ tiến hành siêu âm cho bé và kết quả nhận được là hình ảnh một khối u nang buồng trứng, đang có hiện tượng bị xoắn.

 

Một bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: “Cháu bé có khối u buồng trứng nằm ở bên phải, với kích thước lớn 20 x 20cm (tương đương với một bào thai 6 tháng tuổi), bị xoắn 2 vòng theo chiều kim đồng hồ khiến tai vòi và buồng trứng hoại tử, gây ra tình trạng đau đớn không dứt. Buộc chúng tôi phải cắt bỏ. Rất may, buồng trứng bên trái của bệnh nhi có kích thước bình thường và không có u nang xuất hiện nên vẫn có khả năng phát triển và sinh sản bình thường”- Vị bác sĩ này cho biết thêm.

 chú thích ảnh

Khối u bị xoắn của cháu bé được các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ thành công

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 cho hay: Đa số u nang buồng trứng đều phát triển “âm thầm”, không có triệu chứng nào. Biểu hiện duy nhất thường chỉ là đau bụng và u nang được phát hiện nhờ siêu âm. Nếu kích thước u nang lớn, thăm khám lâm sàng có thể ghi nhận khối u ở vùng hạ vị. Khi có hiện tượng chèn ép các cơ quan xung quanh, trẻ có thể bị tiểu dắt, tiểu nhiều lần, đau lưng,… hoặc rối loạn tiêu hóa gây táo bón. Khi u có biến chứng xoắn, trẻ sẽ bị đau bụng đột ngột, dữ đội, không tự hết; có thể kèm theo ói, vã mồ hôi và ngất xỉu.

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ đau bụng đột ngột và dữ dội có thể được xem là dấu hiệu nghi ngờ xoắn u nang buồng trứng. Khi có dấu hiệu này, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật nhằm bảo tồn buồng trứng, tránh hoại tử. Thời gian vàng là dưới 6 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu đầu tiên.

Qua bài viết này, hi vọng rằng các bậc cha mẹ hãy trang bị kiến thức và giúp con hiểu được mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh bệnh phụ khoa như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung... Hãy tạo thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ và ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đồng thời, đừng quên kết hợp sử dụng mỗi ngày nhằm đem lại một sức khỏe tốt nhất cho bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, bạn nhé!.