U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán u nang buồng trứng sẽ giúp chị em sớm phát hiện ra bệnh, từ đó mang lại kết quả cao trong quá trình điều trị, giảm tối đa nguy cơ biến chứng và ung thư hóa. 

Xét nghiệm chẩn đoán u nang buồng trứng được thực hiện khi nào?

U nang buồng trứng ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng đặc biệt, khiến chị em khó phát hiện cũng như bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.

Để đảm bảo an toàn cho chị em thì việc khám phụ khoa định kỳ cũng như làm các xét nghiệm chẩn đoán u nang buồng trứng là việc làm cần thiết. 

Những trường hợp nên thực hiện xét nghiệm u nang buồng trứng đó là:

  • Phụ nữ trước khi kết hôn muốn làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng buồng trứng có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này.
  • Chị em đang trong độ tuổi sinh sản, gặp các triệu chứng bất thường như: Đau tức bụng, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, đại tiện khó khăn, đi tiểu nhiều lần, tiểu khó (đôi khi ra máu), chảy máu âm đạo,...
  • Những chị em có người thân trong gia đình (bà, mẹ, chị em gái,..) đã từng mắc u nang buồng trứng. 

Các xét nghiệm chẩn đoán u nang buồng trứng hiện nay

Để chẩn đoán chính xác bệnh u nang buồng trứng, ngoài khám lâm sàng thì chị em cần thực hiện một số xét nghiệm loại trừ các bệnh không liên quan, xác định sự tồn tại của khối u nang và đặc điểm của chúng. 

Cụ thể các xét nghiệm bao gồm:

Thử thai

Chị em sẽ dùng que thử hoặc được xét nghiệm máu (kiểm tra nồng độ Beta - hCG) để xác định có đang mang thai hay không. Lý do cần làm xét nghiệm này là vì triệu chứng của u nang buồng trứng và hiện tượng thai nghén khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Hơn nữa, việc điều trị u nang buồng trứng giữa người bình thường và phụ nữ đang mang thai cũng khác nhau.

Xét nghiệm chỉ số hoocmon

Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra sự chênh lệch nồng độ giữa các hoocmon LH, FSH, estradiol, testosterone có trong cơ thể.

Xét nghiệm huyết thanh CA-125 (CA: Cancer Antigen)

Xét nghiệm này dùng trong đánh giá ung thư biểu mô buồng trứng và giúp xác định tính chất khối u là lành tính hay ác tính. 

Chọc hút tế bào 

Đây là thủ thuật dùng một cây kim nhỏ và rỗng ruột, chọc xuyên qua da vào tới khối u để lấy một mẫu mô. Sau đó, đem mẫu mô đi xét nghiệm tế bào học để xác định bản chất của khối u là dạng lành tính hay ác tính.

Xét nghiệm hình ảnh

Thông qua siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng khối u như: Kích thước, hình dạng, vị trí, độ lan rộng của u nang buồng trứng.

Bí kíp phòng ngừa và cải thiện u nang buồng trứng an toàn, hiệu quả đang được nhiều chị em áp dụng

Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, những thói quen sinh hoạt sau đây sẽ giúp chị em phòng ngừa và cải thiện một cách hiệu quả hơn:

  • Chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm sạch, giàu protein, ít chất béo. Uống nhiều nước từ 2 lít trở lên mỗi ngày. Tránh ăn những đồ chiên nóng, thịt đỏ, không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
  • Chế độ sinh hoạt: Tránh môi trường độc hại, cần thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress, tức giận lâu ngày.

Ngoài những lưu ý trên, hiện nay, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng bằng sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với sự kết hợp của nhiều thảo dược quý như: trinh nữ hoàng cung (thành phần chính), hoàng cầm, hoàng kỳ, khương hoàng giúp cân bằng nội tiết, tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế sự phát triển của u nang, đồng thời ngăn chặn biến chứng nguy hiểm    

Xét nghiệm chẩn đoán u nang buồng trứng là việc làm cần thiết giúp chị em sớm phát hiện ra bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp. Và sử dụng sản phẩm thảo dược là giải pháp tối ưu giúp chị em nói không với u nang buồng trứng.