U nang buồng trứng trái hay phải đều là tình trạng xuất hiện khối u tại vị trí buồng trứng. Những khối u này thường âm thầm phát triển, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng và cách điều trị u nang buồng trứng trái - phải, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng trái, u nang buồng trứng phải là gì?
Trước tiên, để tìm hiểu rõ ngọn ngành căn bệnh này, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm về nó.
Vậy u nang buồng trứng trái và u nang buồng trứng phải là gì? U nang buồng trứng trái hay u nang buồng trứng phải đều là một dạng của u nang buồng trứng. Về mặt tổng thể, chúng hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở vị trí hình thành (bên phải buồng trứng hoặc bên trái buồng trứng). Những khối u này phần lớn đều lành tính. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì những u nang này sẽ trở thành ác tính hóa (ung thư), gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh, làm mất khả năng sinh sản,… thậm chí là tử vong cho chị em.
U nang buồng trứng trái – phải là những bao nang hình thành tại buồng trứng, bên trong nang chứa chất dịch nhầy. Chúng có các biểu hiện triệu chứng theo từng giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn hình thành
Ở giai đoạn bắt đầu hình thành, u nang bên trái hay bên phải đều không có dấu hiệu – triệu chứng nào rõ ràng. Chỉ khi đi siêu âm hay khám sức khỏe định kỳ mới có thể phát hiện ra những khối u nang đang tồn tại trong cơ thể.
- Giai đoạn phát triển
Khi các nang phát triển to dần lên, chị em sẽ cảm nhận thấy một vài triệu chứng nhẹ (mơ hồ), không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng vẫn cần theo dõi thường xuyên. U nang buồng trứng có một số biểu hiện sớm như:
+ Chu kỳ kinh nguyệt không đều, bị rối loạn, khó kiểm soát, chảy máu (rong kinh, băng huyết), xuất huyết âm đạo một cách bất thường.
+ Đau vùng bụng dưới dữ dội ở phía bên trái hoặc bên phải, có thể sờ nắn thấy cục cứng hay hình khối.
+ Đau lưng nhiều, dai dẳng ở vị trí vùng chậu, đặc biệt là hiện tượng đau nhói, buốt xuất hiện trong những ngày “đèn đỏ”.
+ Đau bụng dưới và vùng xương chậu khi quan hệ tình dục, điều này gián tiếp làm giảm ham muốn tình dục trong thời kì mắc bệnh u nang buồng trứng (trái, phải).
+ Buồn nôn, chóng mặt, người xanh xao, mệt mỏi, ngực bị căng tức như dấu hiệu có thai.
+ Nếu khối u nang phát triển có nhiều bất thường với kích thước lớn sẽ đè nén, chèn ép các tạng xung quanh như tử cung, niệu đạo, dạ dày,… gây đau đớn, khó tiêu, tiểu khó, thậm chí là phù nề chi dưới.
Nếu khối u là lành tính (u nang cơ năng), thì vào giai đoạn phát triển cuối của u nang, chúng sẽ tự teo đi và tiêu biến dần. Còn đối với trường hợp là u ác tính (u nang thực thể), việc phát triển của khối u ở bên trái hay bên phải cũng đều xảy ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe, tính mạng bệnh nhân.
- Giai đoạn gây biến chứng
Nếu là u nang thực thể và xảy ra các biến chứng như: Xoắn vỡ nang, ung thư,… thì cần phải đưa đi cấp cứu ngay. Khi biến chứng thường có các biểu hiện như: Đau bụng dữ dội, đột ngột và liên tục, kèm theo sốt cao, nôn mửa, buồn nôn, chóng mặt, dễ ngất xỉu, tụt huyết áp, khó thở, thở gấp,… Nếu để lâu có thể sẽ gây xuất huyết, nhiễm trùng buồng trứng, tử cung dẫn tới buồng trứng bị hoại tử, gây vô sinh hoặc nếu u nang chuyển biến thành ung thư sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
Khi bị u nang buồng trứng, có thể sẽ xuất hiện một hoặc nhiều triệu trứng kể trên trong cùng một thời điểm. Để đảm bảo an toàn sức khỏe của mình, chị em cần tới ngay các cơ sở chuyên khoa để được khám và chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng cụ thể, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
“Đẩy lùi” u nang buồng trứng hiệu quả và an toàn nhờ sản phẩm thảo dược
Trước thực trạng bệnh phụ khoa như: U nang buồng trứng; u xơ tử cung; viêm nhiễm phụ khoa;… phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn như hiện nay, chị em hãy trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để tránh tối đa mắc các bệnh này. Mọi người cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin, tăng cường những thực phẩm giàu protein, ít chất béo để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Uống nhiều nước, tránh tình trạng cơ thể mất nước quá lâu. Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục, tránh vận động mạnh và đột ngột, tránh xa các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,… Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, khi có các triệu chứng của bệnh, người phụ nữ nên đi khám ngay, không nên tự ý mua các loại kháng sinh không rõ nguồn gốc để uống.
Với những thông tin bổ ích ở trên, hi vọng rằng, bạn đã có cái nhìn đúng đắn về bệnh và phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Đặc biệt, đừng quên kết hợp sử dụng mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe sinh sản, bạn nhé!