Thế nào là bệnh u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng là túi chứa nhiều dịch nhầy ở trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Cấu tạo bình thường sẽ có 2 buồng trứng nằm hai bên tử cung có hình gần giống quả hạnh nhân.

Các khối u nang đa phần là lành tính, hình thành với kích thước nhỏ nên có thể tự tiêu và không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, một số trường hợp, khối u phát triển với kích thước lớn, tiềm ẩn nguy cơ ác tính hóa, gây nguy hiểm tính mạng người bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân mắc bệnh là từ đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân cả về mặt chủ quan lẫn khách quan, dẫn tới việc bạn mắc phải u nang buồng trứng. Dưới đây là một số lý do chính gây bệnh:

- Do nang trứng có sự phát triển không đồng đều và đầy đủ, không hấp thụ được các dưỡng chất có trong buồng trứng, khiến nang trứng bị khuyết tật. Điều này dẫn đến u nang – dạng hình thức phổ biến nhất của u nang buồng trứng.

- Mạch máu của nang trứng bị vỡ, dẫn đến u nang xuất huyết. Tình trạng này khá phổ biến nhưng chúng thường không có triệu chứng rõ rệt. Khi vỡ sẽ chỉ gây ra những cơn đau nhẹ thoáng qua ở vùng bụng và dần hình thành các khối u.

- Thể vàng (một đơn vị chức năng của buồng trứng) phát triển quá mức, dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt kéo dài. Thông thường, chu kì kinh của phụ nữ thường diễn ra trong khoảng 4 - 7 ngày. Tuy nhiên, khi thể vàng trong u nang hoạt động vượt tuyến làm kì kinh bị kéo dài, kèm theo hiện tượng chảy máu.

- Dư thừa chorionic gonadotropin dẫn đến u nang lutein. Dư thừa chorionic gonadotropin là do: Các khối u xuất hiện trong thời kì thai nghén; rối loạn chorionic để kích thích rụng trứng; những khối u nang sẽ tự biến mất sau khi các khối u trong thời kì mang thai bị loại bỏ hoặc ngưng điều trị.

- Sự kích thích buồng trứng của các hormone luteinizing. Sự rối loạn nội tiết ở buồng trứng dẫn tới buồng trứng đa nang. Biểu hiện lâm sàng của buồng trứng đa nang là: Nguy cơ mắc bệnh béo phì; chu kỳ kinh nguyệt không đều; vô sinh (do không có sự rụng trứng); hoặc cơ thể xuất hiện nhiều lông trên mặt, lông tay, chân thường rậm rạp,… (do dư thừa của androgen).

Điểm mặt 6 dạng u nang buồng trứng phổ biến có thể gây nguy hiểm

1. U nang noãn

U nang noãn là dạng nang cơ năng phát triển từ những nang trứng không thể trưởng thành và phóng noãn. Các nang trứng chín không vỡ ra được nên không có hiện tượng rụng trứng. Nang này tiếp tục lớn lên, có thể to trên 10cm, tiếp tục tiết estrogen làm bệnh nhân chậm kinh. Khi u nang buồng trứng này vỡ đôi sẽ gây chảy máu nhiều trong ổ bụng, cần phải mổ cấp cứu.

2. U nang hoàng thể

U nang hoàng thể là một dạng của u nang cơ năng. Sau khi rụng trứng, các tế bào tiết ra chất progesteron tạo ra nang hoàng thể. Nang hoàng thể phát triển cực đại sau 24 - 25 ngày kinh sẽ teo dần và thoái hóa thành thể vàng. Trong một số trường hợp, nang hoàng thể không tự teo đi mà tiếp tục phát triển thành một nang mỏng chứa dịch. Vì vậy, cần phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

3. U nang hoàng tuyến

Đây là loại u nang cơ năng, hay gặp ở những bệnh nhân chửa trứng, ung thư nguyên bào nuôi, đa thai, bệnh nhân điều trị vô sinh. Khi có sự kích thích quá mức, các nang không phóng noãn mà lại bị hoàng thể hóa. Loại u nang hoàng tuyến này thường được gặp trong quá trình trứng đã được thụ tinh.

4. U nang nước buồng trứng

U nang nước là một dạng u nang thực thể, trong nang có chứa nước, đôi khi có nhiều thùy. Khối u có cuống dài, vỏ mỏng, bề mặt trơn, có thể di động nên hay bị các biến chứng như xoắn và vỡ u nang. Dịch trong của nang có thể đổi sang màu nâu, đỏ nếu bị xuất huyết trong, đe dọa tính mạng người bệnh.

5. U nang nhầy buồng trứng

U nang nhầy là dạng nguy hiểm nhất. Đây là dạng hay gặp, chiếm khoảng 40% các khối u nang buồng trứng nói chung. Nếu trên bề mặt u có các mạch máu tăng sinh hình lược hay các đầu nhú trên bề mặt hoặc trong lòng u là những dấu hiệu nghi ngờ ung thư hóa. U nang nhầy có khả năng tái phát và biến chứng cao nếu không điều trị kịp thời, triệt để.

Loại u này có vỏ dày, thường màu trắng hoặc trắng ngà. Cấu trúc trong nang nhầy gần giống da, trên mặt có các mạch máu, sợi cơ nổi lên. U nang nhầy thường có kích thước biến đổi từ vài centimet cho đến vài chục centimet. Thành u nang nhầy có 2 lớp: Lớp ngoài (tổ chức xơ) và lớp trong.

6. U nang bì buồng trứng

U nang bì buồng trứng (hay còn gọi là u quái) là loại u nang thực thể có nguồn gốc từ tế bào mầm. Mức độ phổ biến của dạng này chiếm khoảng 30%, thường gặp u quái, tổ chức u rất đặc biệt, thành khối u có cấu trúc tương tự như da, có lớp sừng, tuyến bã,… phía bên trong nang thường chứa tóc, răng, bã đậu,...

Bệnh u nang bì buồng trứng dù không thể tự tiêu biến, nhưng nếu phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ tốt và cải thiện nhanh chóng hơn. Để lâu, bệnh sẽ gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe chị em.

Làm sao để phòng và điều trị bệnh hiệu quả?

- Cách phòng bệnh u nang buồng trứng: Để phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng, chị em cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

+ Chế độ ăn uống: Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, protein, chất kích thích. Thay vào đó, nên ăn nhiều loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, hydrocacbon, cenlulose,… Đồng thời, uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể.

+ Chế độ sinh hoạt: Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng hay stress trong công việc, làm việc điều độ, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường những bài tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước các loại bệnh tật.

+ Thăm khám phụ khoa: Chị em nên tạo thói quen khám phụ khoa định kỳ 4 – 6 tháng/lần. Tác dụng khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phòng ngừa bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục. Việc thường xuyên theo dõi và phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể sẽ giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh.

- Phương pháp điều trị u nang buồng trứng

Có rất nhiều cách để chữa u nang buồng trứng. Tuy nhiên, còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, các dạng u nang, lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ của chị em, cũng như những biểu hiện nghiêm trọng của u nang buồng trứng. Chữa bệnh này, tất nhiên cần phải được các bác sĩ chẩn đoán, sau đó tiến hành phân tích cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tính tới thời điểm hiện tại, có 2 phương pháp cơ bản được áp dụng đó là: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

+ Việc điều trị nội khoa có thể giúp chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, mọi người cũng đã biết, sử dụng thuốc tây nhiều dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, đồng thời có thể gây ra tác dụng phụ.

+ Đối với phương pháp điều trị ngoại khoa: Dùng phương pháp phẫu thuật để bóc tách và loại bỏ khối u. Cách này khi áp dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nếu khối u có kích thước lớn, hoặc đã chẩn đoán là u nang thực thể thì cần phải phẫu thuật loại bỏ khối u để phòng ngừa và tránh các biến chứng hay hiện tượng ung thư hóa. Việc phẫu thuật chọn lựa phương pháp mổ nội soi hay mổ mở cũng tùy thuộc vào mức độ và loại u nang để bác sĩ đưa ra phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, sau một thời gian phẫu thuật, bệnh vẫn tái phát trở lại.

Thảo dược “dập tắt” căn bệnh u nang buồng trứng cực dễ dàng!

Đứng trước tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng ngày càng nhiều, các bác sĩ cũng định hướng cho người bệnh nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên để tránh tác dụng phụ như khi dùng thuốc tây. Để đáp ứng thị hiếu của mọi người, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và bào chế ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hội tụ đầy đủ các tiêu chí như: Nguồn nguyên liệu 100%  là thảo dược tự nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp cho mọi đối tượng mà không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Mong rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích nhất tới chị em về các dạng u nang buồng trứng thường gặp để phòng ngừa bệnh tốt. Đừng quên lựa chọn cho mình một sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên - hãy uống đều đặn mỗi ngày để bảo vệ chính mình và không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, bạn nhé!.