Thống kê trên thế giới cho thấy cứ khoảng năm phụ nữ thì có một người bị u xơ tử cung. Bệnh này đặc biệt hay gặp ở những người đang trong độ tuổi sinh sản.

U xơ tử cung (UXTC) là những cục bướu thịt có thể nằm ngoài bìa, trong thành hoặc lọt trong lòng tử cung. Đây là loại u lành tính thường thấy nhất của tử cung. Khi oestrogen trong cơ thể tăng cao, u xơ tử cung thường to ra do sự tăng sinh các sơi cơ, mô cơ ở thành tử cung.

Lời khuyên thứ nhất: Lắng nghe những biểu hiện ban đầu

Triệu chứng đầu tiên của UXTC là ra khí hư nhiều do niệm mạc tử cung bị kích thích (dịch này thường trong, đôi khi lonãg như nước và ngày một nhiều hơn). Tiếp đó, bệnh nhân bị rỗi loạn kinh nguyệt, thời gian hành kinh kéo dài hơn bình thường và bị đau bụng do tử cung co bóp mạnh để đẩy huýet kinh ra ngoài. Khi khối u xơ đã lớn, huyết không ra theo chu kỳ nữa mà có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến bệnh nhân xanh xao, mẹt mỏi. Và khi khói u lớn hơn chèn ép bàng quang có thể gây bí tiểu tiện hoặc táo bón và đau nếu u phát triển vào trực tràng.

Nhiều người có thể sờ thấy nhân xơ tử cứng chắc ở vùng bụng dưới vào ban đêm khi các cơ bụng được thả lỏng. Trường hợp nặng hơn là khi khối nhan xơ tạo thành polyp (bướu thịt) tụt vào âm đạo khiến bệnh nhân bị ra máu nhiều và có cảm giác vướng mỗi khi sinh hoạt tình dục. Cũng có nhiều trường hợp UXTC không có biểu hiện nào trong một thời gian rất dài, chỉ khi khối u đã lớn, bệnh nhận mới tự sờ thấy, hoặc bác sĩ phát hiện trong đợt khám phụ khoa định kỳ.

                      
Lời khuyên thứ hai: Không chủ quan

UXTC là những khối u lành tính nên thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Nhưng vì chủ quan, nhiều chị em không có thói quen khám phụ khoa định kỳ nên bệnh thường phát hiện muộn, khó điều trị và có thể gây các biến chứng, nhất là trong thai kỳ.

Những u xơ lớn lên có thể ép vào xương chậu gây cảm giác đau. Ngoài ra, chúng còn ép vào đường dẫn tiểu, làm sưng thận, hay ép vào bọng đái gây cảm gác luôn muốn đi tiểu.

Thai phụ có UXTC có thẻ bị sinh non, ngôi thai dễ bất thường, rau bám ở vị trí bất thường (rau tiền đạo, rau cài răng lược). Đồng thời, u xơ cũng kéo dài cơn chuyển dạ. Thậm chí, những khối u to, nằm ở vị trí "hiểm" có thể làm cho sản phụ không sinh được, phải mổ và có nguy cơ bị băng huyết cao hơn.

Trong thời kỳ hậu sản, thường là u xơ sẽ nhỏ lại, không gây biến chứng gì. Tuy nhiên, cũng có khi nó gây nhiễm khuản, nhất là đối với các u xơ dưới niêm mạc. Những u xơ có cuống đẽ gây biến chứng xoắn do ổ bụng rỗng đột ngột.

Ngoài ra, UCTC có thể gây hiếm muộn do làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng khi tụ tinh. Nó cũng có thể chèn ép, làm gập vòi trứng hoặc làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, nó có thể làm sẩy thai liên tiếp do lớp nội mạc không phát triển đầy đủ, và do buồng tử cung bị chèn ép, không phát triẻn to ra được.

Lời khuyên thứ ba: Hiểu rõ bệnh để điều trị

Có hai phương pháp điều trị UXTC là điều trị nội khoa và phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào kích thước của khối u, tuổi và nhu cầu sinh con của người phụ nữ.

Những người bị đau bụng nhiều nhưng u xơ nhỏ (dưới 5cm), có nhu cầu sinh con được chỉ định dùng các loại thuốc progesteron trong sáu tháng đồng thời theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của khối u. Những thuốc này sẽ làm kịch thích tố nữ ngưng đi, mãn kinh tạm thời. Trong thời gian đó, những u xơ này có thể giảm bớt, nhỏ đi từ 35-60%. Tuy nhiên, sau khi ngưng thuốc thì những cục xơ này sẽ phát triển trở lại. Vì vậy, sau sáu tháng, bệnh nhân phải khám và siêu âm đánh giá kích thước của u để bác sĩ có cách xử trí thích hợp.

Nếu khối u lớn hơn 5cm thì bắt buộc phải mổ bóc tách (vẫn bảo tồn tử cung), bệnh nhân vẫn có thể mang thai nhưng phải đợi ít nhất ba năm. Khi có thai, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ vỡ tử cung, gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

Nếu bệnh nhân đã nhiều tuổi, không muốn sinh con nữa, hoặc khối u quá lớn thì phải mổ cắt tử cung bán phần hoặc toàn phần bằng phương pháp mổ mở hay nội soi ỏ bụng hoặc nội soi qua "đường dưới". Trong trường hợp bệnh nhân không bị ra máu nhiều thì có thể áp dụng phương pháp sau: luồn một ống dẫn máu vào trong tĩnh mạch từ đùi lên, sau đó bỏ thuốc làm máu đông ngay ở những động mạch nuôi tử cung để máu vào tử cung giảm bớt, như vạy những u xơ này sẽ nhỏ đi bớt phần nào.

Những năm gần đây, Việt Nam đã điều trị UXTC bằng phương pháp tắc mạch. Phương pháp này được thực hiện trên máy chụp mạch kỹ thuật số DSA. Một ống thông nhỏ được đưa vào động mạch đùi bên phải, từ đó đi đến động mạch tử cung hai bên. Chất tắc mạch PVA được bơm qua ống thông làm tắc toàn bộ các mạch máu nuôi UXTC khiến khối u bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến hoại tử vô trùng. Từ đó chúng dần dần teo nhỏ trở thành sẹo không có mạch máu hoặc biến mất hoàn toàn.

Bệnh nhận có thể ra viện sau thực hiện kỹ thuật tắc mạch 1-2 ngày, cảm giác đau tức sau  3-5 ngày. Việc khám kiểm tra định kỳ được thực hiện ba tháng một lần trong vòng một năm sau điều trị.

Kết quả điều trị UXTC ở khoa Can thiệp tim mạch của Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 cho thấy tỷ lệ thành công là 90-95 %; tỷ lệ tái phát nhân xơ sau ba năm chỉ là 1-2 % và chưa ghi nhận trường hợp nào bị tai biến, biến chứng nặng. Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định cho nhóm bệnh nhân không có triệu chứng, khi nghi ngờ có thai khoặc viêm vòi trứng, các u xơ dưới thanh mạc có cuống hoặc kích thước lớn.