Bien-chung-xoan-buong-trung-khi-bi-u-nang-buong-trung-de-lai-nhieu-rui-ro-cho-nguoi-benh.webp

Biến chứng xoắn buồng trứng khi bị u nang buồng trứng để lại nhiều rủi ro cho người bệnh

U nang buồng trứng xoắn là gì?

U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng người bệnh bị u nang buồng trứng lâu ngày gặp phải. Những khối u nang xuất hiện và tiến triển nhưng không được điều trị sẽ ngày càng lớn dần xoắn lại một cách đột ngột. U nang buồng trứng xoắn thường xảy ra với các khối u tương đối nhỏ đường kính từ 5- 10cm, có cuống dài và không dính. Tình trạng này thường xảy ra ở một bên và khiến người bệnh đau dữ dội. 

Bất kỳ người bệnh u nang buồng trứng nào đều có thể đối mặt với biến chứng xoắn u nang. Nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là thường gặp nhất. Đôi khi, u nang gây xoắn buồng trứng cũng có thể xảy ra ở bé gái tuổi dậy thì và phụ nữ sau mãn kinh. Một số phụ nữ mang thai cũng bị tình trạng này. 

Chẩn đoán u nang buồng trứng xoắn

Đa số người bệnh chỉ đến bệnh viện khám u nang buồng trứng xoắn khi bị đau bụng dưới, đau dữ dội và kèm các triệu chứng điển hình. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng cách hỏi tiền sử bệnh u nang buồng trứng, sau đó khám vùng chậu để xác định khu vực bị đau và căng tức. Tiếp theo, bác sĩ thực hiện các kỹ thuật như siêu âm hoặc xét nghiệm máu, nước tiểu để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng u nang buồng trứng xoắn. 

Sieu-am-la-mot-trong-cac-phuong-phap-giup-chan-doan-u-nang-xoan-buong-trung.webp

Siêu âm là một trong các phương pháp giúp chẩn đoán u nang xoắn buồng trứng

Triệu chứng khi bị u nang buồng trứng xoắn

Triệu chứng phổ biến nhất của xoắn buồng trứng giúp phân biệt với những cơn đau do nguyên nhân khác là:

  • Người bệnh thấy căng tức, đau vùng bụng dưới đột ngột, dữ dội, cơn đau dần lan tỏa ra vùng hố chậu. 
  • Đa số trường hợp có kèm theo biểu hiện buồn nôn và nôn. 
  • Chuột rút là triệu chứng khá điển hình, nó thường xảy ra vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.
  • Ở một số bệnh nhân còn kèm theo sốt nhẹ.
  • Đôi khi cơn đau lan tỏa đến vùng lưng và chân của người bệnh.
  • Số ít người bệnh bị chảy máu bất thường đường âm đạo.

Xoắn do u nang buồng trứng không phải tình trạng phổ biến vì nhiều người bệnh u nang buồng trứng đã phát hiện và điều trị khối u trước đó. Chị em nên khám sức khỏe định kỳ 3 - 6 tháng/lần để chủ động trước mọi tình huống.

Tại sao bị u nang buồng trứng xoắn?

Hiện tại chưa biết chính xác nguyên nhân gây u nang buồng trứng xoắn. Nhưng các chuyên gia cho rằng: Khi khối u nang phát triển lớn dần bên trong buồng trứng của người bệnh, nó sẽ làm lệch buồng trứng khỏi vị trí ban đầu. Đến một lúc nào đó, điều này làm buồng trứng quay 1 hoặc nhiều vòng xung quanh phần phụ dẫn đến xoắn buồng trứng. 

Ngoài ra, nếu trước đó người bệnh hoạt động mạnh như chạy, nhảy càng dễ làm xoắn u nang buồng trứng. Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể gặp ở người bệnh có buồng trứng cuống dài (nhất là các bé gái tuổi tiền sinh sản). 

U-nang-buong-trung-xoan-la-bien-chung-cua-u-nang-buong-trung.webp

U nang buồng trứng xoắn là biến chứng của u nang buồng trứng

U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không? 

U nang buồng trứng xoắn nếu không cấp cứu kịp thời sẽ để lại nhiều rủi ro cho người bệnh. Đầu tiên, khi buồng trứng bị xoắn, máu sẽ không đến và nuôi các phần của buồng trứng. Theo thời gian, buồng trứng sẽ dần hoại tử. Nếu điều này xảy ra ở cả hai buồng trứng thì người bệnh sẽ mất khả năng sinh sản. 

Thứ hai, hiện tượng xoắn u có thể gây vỡ và xuất huyết nang, điều này làm viêm phúc mạc, nhiễm trùng. Viêm phúc mạc là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, người bệnh u nang buồng trứng cần nắm rõ các biểu hiện khi buồng trứng bị xoắn để nhanh chóng đến bệnh viện, tránh những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

XEM THÊM: U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không? – Ngăn chặn biến chứng nhờ sử dụng thảo dược

Phương pháp chữa trị u nang buồng trứng xoắn

Phương pháp hiệu quả nhất để điều trị u nang buồng trứng xoắn là phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ chỉ định một số thuốc có tác dụng giảm đau trong quá trình hồi phục hoặc ngăn ngừa tái phát.

Phẫu thuật u nang buồng trứng xoắn

Phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng để điều trị u nang buồng trứng xoắn. Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Có hai hướng phẫu thuật bao gồm: Tháo xoắn và bóc tách khối u, cắt bỏ buồng trứng (thậm chí vòi trứng) kèm khối u.

Phau-thuat-la-phuong-phap-dieu-tri-u-nang-buong-trung-xoan-hieu-qua-nhat.webp

Phẫu thuật là phương pháp điều trị u nang buồng trứng xoắn hiệu quả nhất

Tháo xoắn và bóc tách khối u nang buồng trứng

Khi tình trạng chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành tháo xoắn và bóc tách khối u ra khỏi buồng trứng để người bệnh không bị mãn kinh sớm, giữ được khả năng mang thai. Gồm hai cách phẫu thuật chính: 

  • Nội soi ổ bụng: Phương pháp này bác sĩ sẽ rạch một đường rất nhỏ trên thành bụng để xem xét các cơ quan xung quanh buồng trứng. Sau đó, một vết rạch nhỏ khác giúp bác sĩ tiếp cận buồng trứng của người bệnh và dùng dụng cụ chuyên dụng để tháo xoắn buồng trứng. Sau đó, bác sĩ tiến hành bóc tách khối u nang ra. 
  • Phẫu thuật mổ bụng: Bác sĩ sẽ rạch một đường lớn hơn ở bụng dưới của người bệnh để tiếp cận buồng trứng và tiến hành tháo xoắn. Sau đó, thực hiện bóc tách khối u ra ngoài. 

Cắt bỏ buồng trứng (vòi trứng) kèm khối u

Trường hợp tình trạng xoắn u nang buồng trứng đã xảy ra một thời gian dài nhưng không được phát hiện và giải quyết sẽ làm buồng trứng bị hoại tử, vỡ u nang,... nguy hiểm cho người bệnh. Lúc này bác sĩ phải đưa ra quyết định cắt buồng trứng hoặc cả ống dẫn trứng để đảm bảo tính mạng cho người bệnh. 

  • Cắt bỏ buồng trứng: Nếu buồng trứng người bệnh đã hoại tử và không thể hoạt động được, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ. Việc cắt bỏ có thể áp dụng ở một buồng trứng hoặc cả hai tùy vào số lượng buồng trứng bị xoắn và hoại tử. Người bệnh vẫn còn khả năng mang thai nếu chỉ cắt bỏ một bên buồng trứng. 
  • Cắt bỏ cả buồng trứng và vòi trứng: Nếu vòi trứng của người bệnh đã bị ảnh hưởng thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ. Nhưng đa phần việc cắt vòi trứng được áp dụng cho phụ nữ mãn kinh để phòng ngừa tái phát.

Bac-si-se-chi-dinh-cat-buong-trung-khi-tinh-trang-xoan-buong-trung-tro-nen-toi-te .webp

Bác sĩ sẽ chỉ định cắt buồng trứng khi tình trạng xoắn buồng trứng trở nên tồi tệ 

Nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật mổ bụng sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào thể trạng của người bệnh. Nếu tình trạng xoắn u nang đã trở nên tồi tệ, khối u vỡ ra, gây mất máu và xuất huyết nguy hiểm thì việc cấp cứu và phẫu thuật càng sớm càng tốt để giữ lại tính mạng cho người bệnh.

Thuốc giảm đau và ngăn ngừa tái phát

Bác sĩ kê các thuốc giảm đau như: Ibuprofen, naproxen, acetaminophen để giảm bớt cảm giác đau trong quá trình người bệnh hồi phục sau phẫu thuật. Nếu tình trạng đau nhiều và dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc nhóm opioid như: Oxycodone hoặc phối hợp oxycodone với acetaminophen. Ngoài ra, để phòng ngừa tái phát, người bệnh sẽ được kê thuốc tránh thai hoặc liệu pháp giúp cân bằng nội tiết tố nữ.

Phòng ngừa u nang buồng trứng xoắn 

Để tránh các rủi ro do u nang buồng trứng xoắn gây ra, chúng ta cần chủ động phòng ngừa trước các nguy cơ bệnh tật. Nếu đang khỏe mạnh bạn nên phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng, còn nếu đã mắc u nang, hãy phòng ngừa biến chứng xoắn buồng trứng nguy hiểm.

Phòng u nang buồng trứng 

Để phòng ngừa u nang buồng trứng xoắn, trước tiên bạn cần phòng ngừa u nang buồng trứng. Bạn có thể tham khảo các cách sau đây để nói không với “u nang buồng trứng”:

  • Áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Hãy sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Không nên thức khuya trong thời gian dài làm rối loạn đồng hồ sinh học dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Đồng thời, bạn cần hạn chế căng thẳng và giữ tinh thần lạc quan. 
  • Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên: Bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thể chất, điều này giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. 
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Đảm bảo cơ thể nạp đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh, các loại thức ăn từ thực vật, vitamin, chất khoáng thiết yếu. Bên cạnh đó, bạn nên uống đủ nước để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Thuc-hien-che-do-song-lanh-manh-de-phong-ngua-benh-u-nang-buong-trung-xoan.webp

Thực hiện chế độ sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng xoắn

Phòng u nang xoắn buồng trứng

Trường hợp bạn đang bị u nang buồng trứng, hãy thực hiện những điều sau đây để khối u không gây biến chứng xoắn buồng trứng: 

Hãy tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ và thực hiện tái khám đúng quy định để theo dõi tình hình khối u nang buồng trứng. Đặc biệt, bạn có thể tham khảo việc sử dụng sản phẩm từ thảo dược để kiểm soát, hỗ trợ làm teo nhỏ khối u nang buồng trứng và phòng ngừa tái phát. Những loại dược liệu không gây tác dụng phụ cho người bệnh nên bạn có thể sử dụng lâu dài.

Một loại thảo dược quý được nhiều chị em tin dùng trong điều trị u nang buồng trứng là cây trinh nữ hoàng cung. Việc phối hợp trinh nữ hoàng cung cùng một số thảo dược khác như: Khương hoàng (nghệ vàng), hoàng kỳ, hoàng cầm sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu hơn dùng riêng lẻ. Những loại thảo dược này điều trị các triệu chứng, đồng thời giải quyết được nguyên nhân sâu xa gây u nang buồng trứng, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh, tăng cường thông tin liên lạc giữa các tế bào. Từ đó, làm teo nhỏ u nang buồng trứng và ngăn ngừa tái phát. 

Tốt nhất người bệnh nên lựa chọn sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh về độ an toàn khi sử dụng. Đồng thời hiệu quả của sản phẩm đó cũng đã được kiểm nghiệm, được nhiều người tin dùng, giúp đảm bảo hiệu quả điều trị.

Phoi-hop-trinh-nu-hoang-cung-cung-cac-loai-duoc-lieu-khac-de-phong-ngua-va-dieu-tri-u-nang-buong-trung.webp

Phối hợp trinh nữ hoàng cung cùng các loại dược liệu khác để phòng ngừa và điều trị u nang buồng trứng

XEM THÊM: Bài thuốc độc đáo chữa u nang buồng trứng bằng trinh nữ hoàng cung dành cho bạn!

U nang xoắn buồng trứng là biến chứng nguy hiểm và cần được giải quyết nhanh nhất có thể. Người bệnh hãy luôn nắm rõ mọi thông tin về u nang buồng trứng cũng như tình trạng buồng trứng xoắn để chủ động phòng ngừa, giảm mọi rủi ro. Bạn có thể tham khảo sản phẩm từ thảo dược trong quá trình điều trị u nang buồng trứng hoặc phòng ngừa. Vui lòng để lại bình luận để được giải đáp thắc mắc.

Tài liệu tham khảo:

https://www.yalemedicine.org/conditions/ovarian-torsion

https://www.healthline.com/health/womens-health/ovarian-torsion#causes-and-risk-factors

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5615993/