Hiện nay sự gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì viêm cổ tử cung cấp tính đã trở thành căn bệnh phổ biến. Việc điều trị bệnh cần kiên trì, để phòng ngừa tái phát nên điều trị cả hai vợ chồng nhằm tránh biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.

Vai trò của cổ tử cung

Cổ tử cung là phần nằm giữa âm đạo và tử cung. Có chiều dài trung bình từ 2-3cm, rộng 2cm.

Cổ tử cung có vai trò quan trọng trong việc giúp kinh nguyệt thoát ra ngoài qua âm đạo. Cổ tử cung đóng mở theo chu kỳ kinh nguyệt. Khi có thai thì cổ tử cung được đóng kín bởi một nút nhầy nhằm ngăn cản không cho tác động của các yếu tố bên ngoài không xâm nhập vào tử cung. Khi đến ngày sinh nở thì cổ tử cung sẽ mở rộng đủ lớn để thai nhi có thể chui ra một cách dễ dàng.

Cổ tử cung có vai trò to lớn như vậy nên cũng như âm đạo chịu sự ảnh hưởng của các bệnh lý cổ tử cung. Bệnh thường gặp là viêm cấp tính và viêm mạn tính.

Tác nhân gây viêm cổ tử cung cấp tính

Hiện nay tác nhân gây viêm cổ tử cung cấp tính phổ biến nhất là lậu cầu khuẩn, chlamydia trachomatis. Cả hai nhóm tác nhân gây bệnh này đều gây nhiễm trùng cột biểu mô cổ tử cung, khuếch tán dọc theo bề mặt niêm mạc gây nhiễm trùng nhẹ, dẫn đến viêm niêm mạc cổ tử cung có mủ.

Khi các loài vi trùng gây bệnh gặp điều kiện thuận lợi như nạo phá thai, làm thủ thuật trên cổ tử cung hay âm đạo.

Theo thống kê thì từ 10-20% viêm cổ tử cung sẽ diễn tiến đến viêm sinh dục trên hay còn gọi là viêm vùng chậu. Bên cạnh hai tác nhân thường gặp nhất thì trên thực tế còn có nhiều loại vi khuẩn khác như staphylococcus, candida, herpes simplex virus … cũng có thể gây viêm.

Triệu chứng

Khí hư màu xanh, màu vàng hoặc màu xanh xám có mủ. Khi khám đặt mỏ vịt vào âm đạo thường thì thấy cổ tử cung bị sưng, tấy đỏ, niêm mạc ống cổ tử cung bị sung huyết, phù nề. chảy máu khi chạm, huyết trắng đọng nhiều ở lỗ cổ tử cung.

Đối với viêm mạn tính thì có hình ảnh cổ tử cung lộ tuyến, viêm đỏ phù nề, chảy máu khi đưa mỏ vịt vào ta gọi là đợt cấp của viêm mạn tính. Ngoài ra còn kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, ra máu khi giao hợp.

Điều trị

Viêm cổ tử cung cấp tính ở mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Thuốc sẽ được đặt vào âm đạo trước khi đi ngủ, một ngày một lần và điều trị trong vòng từ 7-10 lần. Trong khi đang đặt thuốc tránh quan hệ tình dục.

Nếu bệnh nặng hơn, cần đi khám kết hợp thêm các xét nghiệm bác sĩ sẽ có chỉ định thêm một số biện pháp trị liệu vật lý như: Dùng tia laser, đốt điện hoặc phẩu thuật ngoại khoa. Sau khi điều trị cần tái khám để biết việc điều trị bệnh đã điều trị thành công hay chưa. Nếu bệnh chưa khỏi hẳn thì cần kiên trì điều trị tiếp.