Làm cách nào để nhận biết bệnh phì đại tuyến tiền liệt là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi phân tích các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt đặc trưng và phương pháp xử trí bệnh hiệu quả, an toàn trong bài viết dưới đây.

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ thường gặp ở nam giới, có tác dụng kiểm soát nước tiểu do tuyến này tạo áp lực lên niệu đạo. Tuyến tiền liệt còn tạo ra dịch trắng lỏng trộn với tinh trùng tạo thành tinh dịch, bảo vệ tinh trùng giúp quá trình thụ tinh diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, tuyến tiền liệt còn ngăn các độc tố, vi khuẩn, hóa chất gây hại xâm nhập vào đường tiết niệu.

Thông thường tuyến tiền liệt có kích thước khoảng 4cm, nặng khoảng 10 - 20g. Tuy nhiên, khi tuổi càng lớn thì kích thước tuyến tiền liệt cũng tăng dần. Phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sản lành tính phì đại tuyến tiền liệt là sự gia tăng bất thường kích thước tuyến tiền liệt. Kích thước tuyến tiền liệt tăng sẽ chèn ép các cơ quan xung quanh như niệu đạo, bàng quang gây rối loạn tiểu tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Phì đại tuyến tiền liệt có thể bắt đầu từ tuổi 30, tuy nhiên, lúc này triệu chứng chưa rõ ràng, phần lớn ghi nhận các bệnh nhân sau 50 tuổi mới xuất hiện triệu chứng bệnh. Hầu hết người mắc phì đại tiền liệt tuyến là nam giới trên 50 tuổi, nam giới trẻ tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp.

Đây là bệnh lành tính, có thể chữa trị hoàn toàn và không gây ung thư. Nhưng nhằm ngăn ngừa các biến chứng do kích thước tuyến tiền liệt quá lớn, ảnh hưởng đến đời sống thì người bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời.

Hình ảnh phì đại tuyến tiền liệt chèn ép niệu đạo bệnh nhân

Hình ảnh phì đại tuyến tiền liệt chèn ép niệu đạo bệnh nhân

Xem thêm: Bệnh viêm tuyến tiền liệt và những điều bạn cần biết

Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt đặc trưng

Tuyến tiền liệt phình ra gây chèn ép bàng quang và niệu đạo người bệnh, gây rối loạn tiểu tiện. Đặc trưng nhất là đi tiểu thường xuyên, mỗi lần cách nhau 1 - 2 giờ, phần lớn vào ban đêm. 

Các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt đặc trưng khác có thể kể đến như:

  • Tiểu không hết: Cảm giác bàng quang đầy, buồn tiểu ngay cả khi mới đi tiểu tiện.
  • Tiểu thường xuyên: Mỗi lần cách nhau khoảng 1 - 2 giờ.
  • Tiểu ngắt quãng: Bắt đầu và dừng tiểu nhiều lần khi đi tiểu.
  • Tiểu tia yếu: Dòng nước tiểu yếu.
  • Tiểu khó: Khó đi tiểu hoặc phải gắng sức rặn mới có thể tiểu được.
  • Tiểu đêm: Thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu.
  • Bí tiểu: Không thể đi tiểu dù đã gắng sức rặn, căng tức vùng bụng dưới.

Nhiều trường hợp đã khởi phát bệnh từ lâu nhưng phải sau một thời gian mới xuất hiện triệu chứng, khi đó kích thước khối u đã lớn, ảnh hưởng đến việc điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt xuất hiện không đồng nghĩa với việc kích thước khối u đã quá lớn. Nhiều trường hợp, dù không xuất hiện triệu chứng nhưng khối u đã lớn, chèn ép các cơ quan khác.

Phì đại tuyến tiền liệt gây tiểu đêm thường xuyên ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt 

Phì đại tuyến tiền liệt gây tiểu đêm thường xuyên ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt 

Nguyên nhân gây bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây bệnh phì đại tiền liệt tuyến chưa rõ ràng. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, sự mất cân bằng hormon ở nam giới cao tuổi có vai trò nhất định gây ra bệnh.

Khi nam giới già đi, lượng testosteron trong cơ thể suy giảm, đồng thời lượng estrogen lại không đổi sẽ kích thích tăng sinh các tế bào tuyến tiền liệt gây bệnh phì đại.

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Không điều trị kịp thời, bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Bí tiểu: Không thể đi tiểu, cần đặt ống thông vào bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài. Một số người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt cần phẫu thuật để điều trị bí tiểu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Do không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn, lượng nước tiểu đọng lại trong thời gian dài gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu nhiễm trùng quá nặng có thể cần cắt bỏ một phần tuyến tiền liệt.
  • Sỏi bàng quang: Cũng do bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn, nước tiểu tích tụ tạo sỏi. Sỏi bàng quang gây nhiễm trùng, kích ứng bàng quang, tiểu ra máu và ngăn dòng chảy của nước tiểu.
  • Tổn thương bàng quang: Bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn trong thời gian dài, thành cơ bàng quang suy yếu, không thể co bóp đúng cách, khiến tình trạng khó làm rỗng hoàn toàn.
  • Thận hư: Bí tiểu thời gian dài tạo áp lực lên bàng quang có thể trực tiếp ảnh hưởng đến thận gây tình trạng thận hư hoặc gián tiếp cho phép nhiễm trùng bàng quang đến thận.

Tỷ lệ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm không cao. Tuy nhiên biến chứng bí tiểu cấp và thận hư có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra nhiều biến chứng lên đường tiết niệu

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra nhiều biến chứng lên đường tiết niệu

Phương pháp điều trị phì đại tiền liệt tuyến hiệu quả

Với những bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thường chỉ cần theo dõi giám sát thường xuyên chứ chưa cần can thiệp điều trị. Nếu triệu chứng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể lựa chọn một số cách điều trị sau.

Sử dụng thuốc tây y

Sử dụng thuốc là lựa chọn hàng đầu cho nhiều bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt. Có nhiều loại thuốc được chỉ định điều trị bệnh như:

  • Thuốc ức chế 5 - alpha reductase (Dutasteride, Finasteride): Giúp tăng lưu lượng nước tiểu, giảm kích thước tuyến tiền liệt nhờ ức chế sản xuất dihydrotestosterone - một hormon gia tăng sự phát triển của tuyến tiền liệt.
  • Thuốc chẹn alpha (Doxaz0sin, Teraz0sin, Alfuz0sin, Tamsul0sin): Giãn các cơ của tuyến tiền liệt và bàng quang, giúp giảm triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
  • Thuốc lợi niệu (Fur0semid, Chlor0thiazide, Spir0nolactone,...): Tăng lưu lượng nước tiểu, giúp điều trị triệu chứng bí tiểu ở người mắc phì đại tuyến tiền liệt.

Còn nhiều loại thuốc khác có tác dụng điều trị các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt như thuốc kháng sinh, thuốc chống lợi niệu kéo dài,... Kết hợp các thuốc chẹn alpha và thuốc ức chế 5 - alpha reductase làm tăng tác dụng, ngăn chặn tình trạng phì đại tuyến tiền liệt trở nên tồi tệ hơn. 

Phương pháp phẫu thuật

Khi khối u quá lớn, ảnh hưởng nặng nề đền các cơ quan khác và việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, lúc này cần đến phẫu thuật để chữa trị hoàn toàn phì đại tuyến tiền liệt. Một số thủ thuật phẫu thuật có thể được áp dụng tùy thuộc vào điều kiện của người bệnh và cơ sở y tế, bao gồm:

  • Phẫu thuật mở.
  • Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TURP).
  • Rạch xuyên qua tuyến tiền liệt (TUIP).

Ngoài ra còn một số liệu pháp khác như cắt bỏ bằng tia laser, đặt ống thông tiểu, sử dụng vi sóng để tiêu diệt các mô ở tuyến tiền liệt, sử dụng hơi nước để phá hủy các tế bào tuyến tiền liệt chèn ép niệu đạo,... Cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp phẫu thuật ngày càng hiện đại mang lại hiệu quả điều trị cao, thời gian hồi phục rút ngắn, chế độ chăm sóc phục hồi cũng đơn giản hơn.

Liệu pháp phẫu thuật loại bỏ phì đại tuyến tiền liệt ngày càng hiện đại đem lại hiệu quả điều trị và phục hồi cao 

Liệu pháp phẫu thuật loại bỏ phì đại tuyến tiền liệt ngày càng hiện đại đem lại hiệu quả điều trị và phục hồi cao 

Xem thêm: Bật mí chi tiết các cách chữa viêm tuyến tiền liệt

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược

Những bệnh nhân mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến đều luôn hướng đến phương pháp điều trị lành tính, ít tác dụng phụ nhưng vẫn đem lại hiệu quả. Sử dụng các sản phẩm hỗ trị điều trị có nguồn gốc thảo dược giúp đẩy nhanh quá trình điều trị phì đại tuyến tiền liệt, làm giảm đáng kể các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt. Nhiều loại thảo dược từ xưa đã được sử dụng để điều trị những căn bệnh phụ khoa nhờ tác dụng chống viêm, tăng sức đề kháng của cơ thể, tác động vào quá trình sản sinh nội tiết tố giúp làm giảm sự phát triển của khối u, thu nhỏ kích thước khối u.

Đặc biệt phải kể đến trinh nữ hoàng cung - một vị thuốc tiêu biểu điều trị hiệu quả những căn bệnh phụ khoa nói chung và phì đại tuyến tiền liệt nói riêng. Tác dụng của trinh nữ hoàng cung được ghi nhận qua những bài thuốc nam từ xa xưa và được khẳng định qua nhiều nghiên cứu trên quốc tế. Theo nghiên cứu của nhà khoa học người Ấn Độ - Ghosal, trong dịch chiết trinh nữ hoàng cung có chứa nhiều hợp chất alcaloid khác nhau như: Crinafolidine, crinafoline, crinam, hamayne,... Các hợp chất này có nhiều tác dụng khác nhau, vừa chống ung thư vừa giúp cân bằng hormon, giảm kích thước khối u. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học Dược phẩm của châu Âu khẳng định tác dụng ức chế tăng sinh tế bào và ngăn cản sự phát triển khối u của dịch chiết trinh nữ hoàng cung trên 3 loại u xơ tuyến tiền liệt là BHP-1, PC3 và LNCP. Bên cạnh đó, cùng với các chất kháng khuẩn, các chất kích thích sản sinh lympho T, trinh nữ hoàng cung còn giúp kích thích miễn dịch, tạo lớp áo giáp bảo vệ cơ thể.

Nhằm tăng hiệu quả điều trị, các sản phẩm thường bào chế kết hợp trinh nữ hoàng cung với các thảo dược khác có tác dụng hỗ trợ chống viêm, sát khuẩn hoặc đồng tác dụng ngăn cản sự tăng trưởng của khối u như khương hoàng, hoàng kỳ, hoàng cầm. Nhiều báo cáo nghiên cứu trên bệnh nhân lâm sàng tại những bệnh viện lớn đầu ngành đã ghi nhận về hiệu quả điều trị của sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Phần lớn đều rất hài lòng về khả năng trị triệu chứng của sản phẩm và khả năng làm chậm sự phát triển của bệnh. Đây là một hướng điều trị đầy triển vọng vừa an toàn, lành tính, phù hợp với sự phát triển và nhu cầu của xã hội.

Trinh nữ hoàng cung chứa nhiều hoạt chất giúp thu nhỏ kích thước khối u tại tuyến tiền liệt

Trinh nữ hoàng cung chứa nhiều hoạt chất giúp thu nhỏ kích thước khối u tại tuyến tiền liệt

Bài viết trên là những phân tích về triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt và những phương pháp điều trị, làm giảm triệu chứng. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời giúp giảm ảnh hưởng của bệnh đến đời sống sinh hoạt, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Nếu muốn biết rõ hơn về phì đại tuyến tiền liệt, hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên gia tư vấn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/benign-prostatic-hyperplasia/symptoms-causes/syc-20370087

https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/b/benign-prostatic-hyperplasia-(bph)#Symptoms

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9100-benign-prostatic-enlargement-bph