Rong kinh máu đen không phải là hiện tượng hiếm gặp ở phụ nữ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe sinh sản mà chị em không nên xem thường. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Rong-kinh-mau-den-thuong-duoc-chi-em-nhan-biet-tu-som.webp

Rong kinh máu đen thường được chị em nhận biết từ sớm

Rong kinh máu đen do đâu mà có?

Rong kinh máu đen có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, rối loạn nội tiết, quan hệ ngày đèn đỏ... Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Bệnh lý phụ khoa

U xơ tử cung có thể gây nên rong kinh máu đen. U xơ tử cung là các khối u phát triển to bất thường từ khối cơ của tử cung. Các khối u này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của tử cung. 

U xơ tử cung có thể gây rong kinh nếu khối u nằm gần ngay cổ tử cung - nơi được xem là cửa ngõ để niêm mạc (máu kinh) bong ra và đi ra ngoài. Khối u xơ chèn ép làm hẹp đường ra dẫn tới máu kinh bị ứ trệ trong tử cung. Đồng thời, đường đi ra kém thông thoáng làm máu kinh chảy chậm, ra ít, kéo dài thời gian của chu kỳ. Lâu dần, máu kinh tồn lưu sẽ bị oxy hóa nhiều, cuối cùng là chuyển thành màu đen. Bên cạnh việc che lấp thì khối u xơ còn làm niêm mạc khó bong ra khỏi thành tử cung. 

Ngoài nguyên nhân do u xơ tử cung thì một số bệnh phụ khoa khác cũng có thể gây kinh nguyệt màu đen như:

  • Polyp tử cung: Là những khối u nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung.
  • Thai ngoài tử cung dẫn tới rối loạn kinh nguyệt sản phụ, gây rong kinh.

U-xo-tu-cung,-polyp-tu-cung-co-the-lam-han-che-duong-luu-thong-cua-mau-kinh-nguyet.webp

U xơ tử cung, polyp tử cung có thể làm hạn chế đường lưu thông của máu kinh nguyệt

Rối loạn nội tiết tố 

Sự bất thường về tỷ lệ hai hormon sinh dục là estrogen và progesterone có thể gây nhiều thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt. Một trong số thay đổi đó là kinh nguyệt màu đen.

Ân ái ngày đèn đỏ

Việc quan hệ tình dục khi người phụ nữ đến chu kỳ sẽ khiến máu bị đẩy sâu vào bên trong tử cung gây tích tụ và tồn đọng  máu. Hậu quả là máu ra chậm và bị oxy hóa gây rong kinh ra máu đen.

Các nguyên nhân khác

Chậm kinh ra máu đen cũng có thể xuất hiện do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Vùng kín bị viêm nhiễm sẽ làm máu lâu không thoát ra ngoài được và chuyển thành màu đen. Hoặc việc lạm dụng thuốc tránh thai làm thay đổi lượng hormone sinh dục trong cơ thể, dẫn tới rối loạn nội tiết gây nên bất thường trong kỳ kinh của chị em.

XEM THÊM: Tại sao u xơ tử cung gây rong kinh? Câu trả lời có ngay tại đây!

Rong kinh máu đen nguy hiểm ra sao?

Sự bất thường liên quan đến bộ phận sinh dục đều không thể xem nhẹ. Rong kinh ra máu đen hoàn toàn có thể là biểu hiện của 1 số bệnh diễn biến âm thầm khó phát hiện như  u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp tử cung,...

Bên cạnh đó, tình trạng rong kinh còn khiến chị em mất một lượng máu lớn, lâu ngày làm cơ thể thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi. Kinh nguyệt kéo dài còn tạo nên môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm hoặc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. 

Rong kinh, viêm nhiễm vùng kín đều là yếu tố khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, gây tâm lý lo lắng, bất ổn, tự ti. Nhiều trường hợp chị em còn né tránh trong quan hệ vợ chồng, khiến cho tình cảm vợ chồng đi xuống, dần xa cách.

Rong-kinh-mau-den-anh-huong-xau-toi-tam-ly-va-sinh-hoat-cua-chi-em.webp

Rong kinh máu đen ảnh hưởng xấu tới tâm lý và sinh hoạt của chị em

Cách xử trí để chấm dứt rong kinh máu đen

Rong kinh máu đen gây hậu quả lâu dài và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của chị em. Vì vậy, điều trị từ sớm là việc làm cần thiết để làm giảm hoặc chấm dứt tình trạng này.

Điều trị dùng thuốc

Nếu tình trạng rong kinh ra máu đen kéo dài, hoặc diễn ra thường xuyên thì việc tốt hơn cả là bạn nên đến gặp bác sĩ để khám tổng quát và thực hiện các xét nghiệm. Từ đó đưa ra kết luận chính xác cho vấn đề rong kinh máu đen. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe của bạn, một số thuốc được sử dụng để làm giảm tình trạng rong kinh như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen,.. giúp giảm mất máu do kinh nguyệt. Mặt khác, NSAID còn có tác dụng làm giảm cơn đau bụng kinh.
  • Acid tranexamic: Thuốc cầm máu khi bị rong kinh, giúp làm giảm lượng máu chảy tối đa 60%. 
  • Thuốc uống tránh thai: Loại thuốc này còn được sử dụng với mục đích điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu trong chu kỳ. 
  • Progesterone đường uống: Hormone progesterone có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng hormone và giảm chứng rong kinh.

Để sử dụng những thuốc nêu trên, bạn cần có chỉ định của bác sĩ chuyên môn để có phương án điều trị tốt nhất và tránh lạm dụng thuốc. Nếu rong kinh dẫn tới thiếu máu, bạn có thể được khuyến khích sử dụng thêm các thuốc bổ sung sắt nhằm tăng cường tái tạo máu cho cơ thể. 

Thuoc-bo-mau-nen-duoc-bo-sung-cho-nguoi-bi-rong-kinh-mau-den-lau-ngay.webp

Thuốc bổ máu nên được bổ sung cho người bị rong kinh máu đen lâu ngày

Điều trị không cần dùng thuốc 

Phương pháp điều trị này được đông đảo phụ nữ quan tâm tìm hiểu. Các chị em thường mong muốn có một phương pháp lâu dài và ít tác dụng phụ hơn so với việc dùng thuốc tây. Điều trị không dùng thuốc thường chú trọng vào việc hỗ trợ giảm rong kinh máu đen và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Trong đó, sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các thảo dược quý được tin dùng hàng đầu như trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, hoàng kỳ, khương hoàng,... sẽ là lựa chọn tối ưu. Sản phẩm có tác dụng làm giảm đau bụng, rong kinh, mệt mỏi; tăng cường miễn dịch, điều hòa nội tiết tố; đặc biệt là phòng ngừa, thu nhỏ kích thước khối u...

Đặc biệt, chị em nên lựa chọn các sản phẩm đã được nghiên cứu và có kiểm chứng lâm sàng, được nhiều phụ nữ sử dụng cho hiệu quả tốt để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị.

Trinh-nu-hoang-cung-co-tac-dung-tot-trong-viec-giam-rong-kinh-viem-nhiem-phu-khoa.webp

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng tốt trong việc giảm rong kinh, viêm nhiễm phụ khoa

Song song với điều trị thì phòng ngừa rong kinh máu đen sẽ giúp chị em ở thế chủ động với sức khỏe của mình. Cách phòng ngừa rong kinh máu đen mà chị em nên thực hiện bao gồm:

  • Không nên quan hệ trong kỳ kinh.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày “đèn đỏ”.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
  • Sử dụng thuốc nội tiết sinh dục khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa.
  • Chế độ ăn uống, lối sống, tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

Rong kinh máu đen thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ sinh sản. Đây là dấu hiệu của bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung,.. sinh hoạt không lành mạnh hay sử dụng thuốc nội tiết. Có thể điều trị giảm triệu chứng rong kinh máu đen hoặc chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin về tình trạng rong kinh máu đen hoặc các bệnh phụ khoa, hãy để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

https://www-medicalnewstoday-com.translate.goog/articles/324848?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,sc 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2692925/ 

https://www-mayoclinic-org.translate.goog/diseases-conditions/menorrhagia/symptoms-causes/syc-20352829?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,sc 

https://www-mayoclinic-org.translate.goog/diseases-conditions/menorrhagia/diagnosis-treatment/drc-20352834?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=nui,sc