U nang nhầy buồng trứng là bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên nhiều chị em lo lắng về những hệ lụy mà nó để lại. Liệu u nang nhầy có nguy hiểm như những loại u buồng trứng khác không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về u nang nhầy buồng trứng, những ảnh hưởng của nó cho người bệnh và việc điều trị, phòng ngừa ra sao cho hiệu quả nhất. 

-U-nang-nhay-buong-trung-tiem-an-nhung-rui-ro-ma-ban-khong-ngo-toi.webp

U nang nhầy buồng trứng tiềm ẩn những rủi ro mà bạn không ngờ tới

U nang nhầy buồng trứng là gì?

U nang nhầy buồng trứng là khối u xuất hiện bất thường, chiếm khoảng 15-20% trong các loại u nang buồng trứng, thường gặp ở phụ nữ từ 20 tuổi đến 50 tuổi. Những khối u nang nhầy phát sinh từ lớp biểu mô trên bề mặt buồng trứng, bên ngoài là lớp màng nhẵn màu trắng bọc lấy những chất nhầy màu vàng. Đây là loại u nang có lớp màng dày nhất trong nhóm u nang buồng trứng. Khối u có kích thước từ vài cm đến hơn 30cm, trung bình khoảng 10cm và có xu hướng tiến triển “khổng lồ”. 

Dấu hiệu khi mắc u nang nhầy buồng trứng

Tương tự những loại u nang buồng trứng khác, người bị u nang nhầy thường không nhận ra triệu chứng ở giai đoạn đầu vì biểu hiện không rõ ràng. Do đó, đa số trường hợp chỉ phát hiện u nang nhầy buồng trứng khi siêu âm ổ bụng, hoặc trong quá trình thăm khám sức khỏe. Tuy nhiên, ở những người xuất hiện triệu chứng, các dấu hiệu sau sẽ gợi ý bạn đang bị u nang nhầy buồng trứng: 

  • Đau bụng (cơn đau thường ở vùng xương chậu).
  • Bụng sưng, tăng vòng bụng do khối u lớn hoặc do tích tụ chất lỏng trong bụng (gọi là cổ trướng).
  • Cảm giác chướng bụng liên tục kèm theo buồn nôn hoặc nôn mà không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện các triệu chứng liên quan rối loạn nhu động ruột, chẳng hạn như táo bón,...
  • Cảm thấy no nhanh mặc dù ăn rất ít.
  • Chán ăn, sụt cân.
  • Cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
  • Một số trường hợp rong kinh, chảy máu kinh nguyệt bất thường.

dau-bung-vung-xuong-chau-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-benh-u-nang-nhay-buong-trung.webp

Đau bụng vùng xương chậu là triệu chứng điển hình của bệnh u nang nhầy buồng trứng

Nguyên nhân dẫn đến u nang nhầy buồng trứng?

Nguyên nhân cơ bản hình thành các u nang nhầy buồng trứng là rối loạn nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa hay di truyền. Nhưng theo các chuyên gia, lý do cốt lõi là do sự giảm hay mất đi năng lượng tế bào trong cơ thể. Lâu dần các tế bào này không còn liên lạc với nhau dẫn đến việc chết và tăng sinh tế bào không diễn ra theo chương trình có sẵn, từ đó làm xuất hiện các khối u nang nhầy buồng trứng. 

XEM THÊM: 5 nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng phổ biến

U nang nhầy buồng trứng nguy hiểm không?

Khoảng 80% các khối u nang nhầy buồng trứng lành tính, 10% ác tính và 10% còn lại ở dạng trung gian. Nếu những khối u lành tính và trung gian phát triển thành u lớn hoặc vỡ, xuất huyết sẽ gây nguy hiểm. Do đó, u nang nhầy buồng trứng ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng sinh sản của người bệnh.

Ảnh hưởng của u nang nhầy buồng trứng đến cuộc sống

Nếu khối u nang nhầy quá lớn sẽ dẫn đến các nguy hiểm như gây xoắn buồng trứng, vỡ u nang và xuất huyết, cụ thể:

  • Xoắn buồng trứng: Khi khối u quá lớn, buồng trứng di chuyển, dễ bị xoắn lại và xoay xung quanh dây chằng hỗ trợ nó. Nếu hiện tượng này không được xử lý kịp thời, buồng trứng không nhận đủ máu sẽ dần dần bị hoại tử. 
  • Vỡ u nang trong ổ bụng: Vì khối u chứa dịch nhầy, nên khi vỡ dẫn đến lắng đọng chất nhầy trên màng bụng, gây viêm và sốc cho người bệnh. Bên cạnh đó, vỡ u nang dẫn đến xuất huyết, trường hợp trầm trọng nếu không được cấp cứu nhanh sẽ gây mất nhiều máu, thậm chí tử vong.
  • Ngoài ra, khối u lớn gây chèn ép tiểu khung dẫn đến bí tiểu, phù các chi.

Xoan-gay-hoai-tu-buong-trung-la-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-u-nang-nhay-buong-trung.webp

Xoắn gây hoại tử buồng trứng là biến chứng nguy hiểm của bệnh u nang nhầy buồng trứng

Tác động u nang nhầy buồng trứng tới khả năng sinh sản

Đầu tiên, khi buồng trứng bị hoại tử sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Bên cạnh đó, khối u lớn làm chèn ép tử cung, ống dẫn trứng, ngăn cản sự thụ tinh. Tiếp theo, khi người bệnh đang mang thai, khối u lớn sẽ chèn ép bào thai, làm ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm sảy thai, sinh non. 

Phương pháp điều trị u nang nhầy buồng trứng hiện nay

Khối u nhỏ thường không cần điều trị, vì chúng đa số lành tính và sau đó sẽ teo nhỏ dần theo thời gian. Một vài trường hợp người bệnh cần dùng thuốc tây để giảm đau, hạn chế các triệu chứng làm giảm chất lượng cuộc sống. Những khối u lớn hơn và gây nguy hiểm cho người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Phẫu thuật giúp loại bỏ u nang hiệu quả nhưng dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, nhiễm trùng, có thể làm giảm khả năng mang thai trong một vài trường hợp. Đặc biệt, việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật rất quan trọng để vết thương mau lành. 

U nang nhầy buồng trứng có chữa khỏi hoàn toàn không?

Hiện nay, u nang nhầy buồng trứng có thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ phương pháp y học hiện đại là phẫu thuật. Người bệnh cần cân nhắc cách điều trị để tránh các biến chứng mà phẫu thuật để lại. Đặc biệt, u nang nhầy buồng trứng rất dễ tái phát, điều này đòi hỏi người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng kết hợp sản phẩm từ thảo dược để ngăn ngừa khối u hình thành trở lại.

Mo-u-nang-nhay-buong-trung-giup-loai-bo-khoi-u-ra-khoi-co-the.webp

Mổ u nang nhầy buồng trứng giúp loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể

Làm sao phòng ngừa u nang nhầy buồng trứng?

Bạn có thể phòng ngừa u nang nhầy buồng trứng qua những lời khuyên hữu ích dưới đây: 

  • Duy trì tập thể dục, rèn luyện sức khỏe: Mỗi ngày bạn nên tập thể dục tối thiểu 30 phút để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và tránh xa bệnh tật.
  • Áp dụng thói quen sinh hoạt khoa học: Bạn nên làm việc điều độ, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để tránh rối loạn nội tiết tố, gây ra các khối u nang nhầy buồng trứng. 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chị em nên bổ sung các thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Tăng cường các loại rau xanh, các loại đậu, bí ngô, nấm,...
  • Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe, giúp phát hiện bệnh được nhanh nhất và có phương pháp điều trị kịp thời. 

Triển vọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh u nang nhầy buồng trứng

Hiện nay, nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị u nang nhầy buồng trứng không can thiệp phẫu thuật, chính là các loại thảo dược quý đã được ông cha ta tin dùng từ ngàn năm nay. 

Điển hình là vị thuốc trinh nữ hoàng cung giúp cân bằng nội tiết tố và giảm kích thước các khối u nang. Bên cạnh đó, khi kết hợp thêm các vị thuốc hoàng cầm, hoàng kỳ, khương hoàng càng đem lại hiệu quả tuyệt vời như: Tăng cường năng lượng và thông tin giữa các tế bào, điều hòa quá trình chết tế bào theo chương trình, tăng cường miễn dịch cơ thể, chống viêm, điều hòa nội tiết, chống khối u. Nhờ đó vừa giúp hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng vừa phòng ngừa bệnh tái phát.

Su-phoi-hop-4-vi-thuoc-quy-vao-mot-san-pham-thao-duoc-giup-ho-tro-dieu-tri-u-nang-nhay-buong-trung-hieu-qua-nhat.webp

Sự phối hợp 4 vị thuốc quý vào một sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị u nang nhầy buồng trứng hiệu quả nhất

XEM THÊM: TOP 5 loại lá cây chữa u nang buồng trứng hiệu quả tại nhà

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe nguồn gốc thảo dược là sự kết hợp hoàn hảo các vị thảo dược quý, giúp công dụng sản phẩm được phát huy tối đa trong việc hỗ trợ điều trị u nang nhầy buồng trứng. Đặc biệt, sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên nên thân thiện với cơ thể người bệnh, lành tính và không gây ra tác dụng phụ, do đó có thể sử dụng lâu dài. Bạn nên chọn sản phẩm đã được nghiên cứu, chứng minh hiệu quả và an toàn bởi các chuyên gia để việc điều trị được đảm bảo, tránh “tiền mất tật mang”.
Dù u nang nhầy buồng trứng không quá nguy hiểm như những loại u khác, nhưng khi tiến triển vẫn để lại nhiều biến chứng khó lường. Do đó, bạn nên thực hiện những việc như trong bài viết để phòng ngừa hoặc giảm rủi ro bệnh tật. Ngoài ra, bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược vì những lợi ích mà nó mang lại. Vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ chúng tôi qua số điện thoại để được tư vấn giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2848663/

https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/mucinous-tumor

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536950/