Buồng trứng đa nang đang là căn bệnh phổ biến gieo rắc nỗi lo về sức khỏe cho rất nhiều phụ nữ trên thế giới. Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, hiện nay đa nang buồng trứng còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới.

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Buồng trứng đa nang (PCOS - Polycystic Ovary Syndrome) là tình trạng cơ thể phụ nữ sản sinh quá nhiều hormone sinh dục nam (androgen) và không đảm bảo lượng hormone sinh dục nữ. Từ đó dẫn đến rối loạn nội tiết tố và khiến quá trình rụng trứng trở nên không bình thường. Những phụ nữ mắc bệnh này sẽ có buồng trứng bị giãn rộng, bên trong chứa nhiều cụm nang nhỏ. 

Hinh-anh-buong-trung-binh-thuong-va-buong-trung-da-nang-bat-thuong.webp

Hình ảnh buồng trứng bình thường và buồng trứng đa nang bất thường

Hội chứng đa nang buồng trứng xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo thống kê, bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. Vì vậy, bạn cần phải nhận biết sớm bệnh để can thiệp kịp thời, tránh những hệ lụy khó lường.

Nguyên nhân gây ra buồng trứng đa nang

Nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng buồng trứng đa nang vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cốt lõi của bệnh đến từ tình trạng rối loạn nội tiết tố. Vì vậy, các yếu tố có liên quan đến việc sản sinh androgen dư thừa đều có thể làm tăng nguy cơ mắc buồng trứng đa nang. Cụ thể bao gồm:

Đề kháng insulin

Insulin là hormon được tuyến tụy sản xuất, có chức năng giúp tế bào tiêu thụ đường - cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng đề kháng insulin của các tế bào diễn ra, lượng đường trong máu sẽ tăng, kéo theo đó là sự gia tăng sản xuất insulin gây ra dư thừa. Từ đó có thể khiến cơ thể tăng sản sinh androgen, cản trở quá trình rụng trứng.

Viêm cấp thấp

Viêm cấp thấp là quá trình bạch cầu sản xuất các chất trung gian để chống lại nhiễm trùng. Điều này có thể kích thích sản xuất nội tiết tố androgen trong cơ thể phụ nữ, gây nguy cơ mắc hội chứng đa nang buồng trứng.

Di truyền

Nhiều nghiên cứu chỉ rằng, việc mắc PCOS có thể liên quan đến một số gen di truyền nhất định. Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị gái bị mắc buồng trứng đa nang, bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh này. 

Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang có thể liên quan đến yếu tố di truyền

Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang có thể liên quan đến yếu tố di truyền

Dấu hiệu nhận biết buồng trứng đa nang

Khi mắc đa nang buồng trứng, người bệnh sẽ bắt đầu thấy các triệu chứng vào ngay kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau đó. Nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi họ tăng cân bất thường hoặc khó khăn trong việc thụ thai. Dưới đây sẽ là các dấu hiệu của bệnh buồng trứng đa nang thường gặp: 

  • Rối loạn kinh nguyệt: Quá trình rụng trứng bị ngăn cản sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh không đều, một số trường hợp có ít kinh nguyệt hoặc thậm chí vô kinh trong một thời gian. 
  • Chảy máu nhiều: Kinh nguyệt của bạn có thể ra nhiều hơn bình thường do rối loạn nội tiết trong thời gian dài.
  • Mụn trứng cá: Dư thừa nội tiết tố nam khiến da tiết dầu nhiều hơn bình thường, từ đó gây ra mụn trứng cá ở các vị trí như ngực, mặt và lưng. 
  • Rậm lông: PCOS khiến hơn 70% phụ nữ mọc lông rậm hơn trên mặt và cơ thể (ngực, bụng và lưng) do dư thừa nội tiết tố nam.
  • Tăng cân: Có khoảng 80% phụ nữ mắc buồng trứng đa nang bị béo phì hoặc thừa cân. 
  • Sạm da: Các vùng da sẫm màu có thể hình thành ở các vị trí như dưới vú, ở cổ và ở bẹn.
  • Nhức đầu: Một số phụ nữ có thể đau đầu do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Chẩn đoán bệnh buồng trứng đa nang

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi chi tiết thêm về các triệu chứng của PCOS mà bạn đang gặp phải. Sau đó sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ thông qua việc thăm khám âm đạo và kiểm tra buồng trứng, tử cung của bạn để xem có điều gì bất thường không. Cuối cùng là sử dụng các phương pháp chẩn đoán để đưa ra kết luận chính xác. Một hoặc nhiều xét nghiệm sau thường được sử dụng:

  • Xét nghiệm nồng độ hormone nam trong máu: Kiểm tra nồng độ androgen trong cơ thể xem có cao hơn mức bình thường không. 
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh để biết được hình dạng, cấu trúc của buồng trứng và tử cung, từ đó có thể phát hiện ra sự khác thường của các nang trứng. 

Phau-thuat-buong-trung-la-phuong-phap-hieu-qua-nhung-ton-tai-nhieu-bien-chung.webpSiêu âm là phương pháp phổ biến, an toàn giúp chẩn đoán buồng trứng đa nang 

Siêu âm là phương pháp phổ biến, an toàn giúp chẩn đoán buồng trứng đa nang 

XEM THÊM: Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm nói lên điều gì?

Ảnh hưởng của bệnh buồng trứng đa nang đến sức khỏe

PCOS không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí có thể gây vô sinh. 

Bị buồng trứng đa nang làm tăng nguy cơ mắc bệnh gì?

Bệnh buồng trứng đa nang nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các tình trạng sau:

  • Hội chứng chuyển hóa: Hầu hết các phụ nữ bị PCOS đều bị thừa cân, béo phì. Kết hợp giữa PCOS và tình trạng béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc hàng loạt các bệnh như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch,...
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ: Buồng trứng đa nang có thể gây tình trạng ngưng thở, lặp đi lặp lại vào ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Đặc biệt, tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ thừa cân bị PCOS.
  • Ung thư nội mạc tử cung: Niêm mạc tử cung thông thường sẽ bong ra mỗi tháng trong quá trình rụng trứng. Nếu bị PCOS, quá trình này sẽ bị cản trở khiến lớp niêm mạc tử cung ngày càng dày lên, làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. 
  • Phiền muộn: Rối loạn nội tiết cùng những triệu chứng thừa cân, rậm lông đều ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của người bệnh. Vì vậy, họ thường bị lo lắng và trầm cảm.

Bị buồng trứng đa nang có con được không?

Người bệnh đa nang buồng trứng hoàn toàn có cơ hội mang thai, tuy nhiên khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Thông thường, phụ nữ bị PCOS sẽ khó mang thai hơn do quá trình rụng trứng trở nên bất thường, ảnh hưởng đến việc thụ tinh. Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể gây ra một số biến chứng trong thai kỳ như: Sinh non, sảy thai, tăng huyết áp và đái tháo đường thai kỳ. 

Chuc-nang-sinh-san-cua-nguoi-benh-se-bi-anh-huong-khi-mac-benh-buong-trung-da-nang.webp

Chức năng sinh sản của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng khi mắc bệnh buồng trứng đa nang

XEM THÊM: Những người bị đa nang buồng trứng có thai được không?

Điều trị buồng trứng đa nang 

Bệnh đa nang buồng trứng không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, người bệnh có thể đạt mục tiêu là điều trị các triệu chứng và cải thiện khả năng sinh sản. Tùy vào độ tuổi, nhu cầu sinh sản của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị khác nhau: Điều trị cải thiện sinh sản, điều trị bằng phương pháp kiểm soát sinh sản hay sử dụng thảo dược hỗ trợ. 

Phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản cho chị em bị đa nang buồng trứng

Các phương pháp dưới đây thường được bác sĩ chỉ định với đối tượng có mong muốn mang thai trong thời gian tới. 

Dùng thuốc hỗ trợ sinh sản

Các loại thuốc phù hợp trong trường hợp người bệnh mong muốn có con bao gồm:

  • Clomiphene: Đây là loại thuốc giúp cải thiện khả năng sinh sản với kết quả khoảng 80% phụ nữ đã rụng trứng trong thời gian 3 tháng điều trị. Và tỷ lệ mang thai trong lần điều trị thứ 3 với thuốc là 30-40% người bệnh.
  • Letrozole: Loại thuốc này hiệu quả hơn trên việc điều hòa quá trình rụng trứng so với Clomiphene. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng Letrozole để hỗ trợ mang thai. 
  • Metformin: Để tăng hiệu quả kích thích rụng trứng, metformin thường được kết hợp sử dụng với 1 trong 2 loại thuốc trên trong khi điều trị PCOS.
  • Gonadotropins: Gonadotropins sẽ được bác sĩ khuyên dùng nếu các loại thuốc trên không cho hiệu quả. Đây là dạng thuốc tiêm có tác dụng kích thích rụng trứng và phát triển trứng. Hiện nay, số phụ nữ mắc đa nang buồng trứng được điều trị bằng thuốc này lên đến 60%.

Phẫu thuật buồng trứng

Phau-thuat-buong-trung-la-phuong-phap-hieu-qua-nhung-ton-tai-nhieu-bien-chung.webp

Phẫu thuật buồng trứng là phương pháp hiệu quả nhưng tồn tại nhiều biến chứng

Phẫu thuật xâm lấn buồng trứng sẽ được các bác sĩ chỉ định nếu điều trị bằng thuốc không cải thiện sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Hiện nay, mổ nội soi kết hợp với kỹ thuật đốt điểm buồng trứng là phương pháp tiên tiến hay được sử dụng. 

Phương pháp này chỉ mang tính tạm thời nhưng cho tỷ lệ rụng trứng cao, kinh nguyệt đều, từ đó cải thiện khả năng sinh sản một cách tối ưu. Khoảng 50% phụ nữ bị PCOS có thai trong khoảng thời gian 1 năm từ khi làm phẫu thuật này. Tuy nhiên, vì là phương pháp xâm lấn nên tỷ lệ gặp phải những biến chứng khi phẫu thuật rất khó tránh khỏi. 

Thụ tinh ống nghiệm

Nếu tất cả các phương pháp trên đều không hiệu quả hoặc chưa phù hợp với tình trạng người bệnh, thụ tinh trong ống nghiệm sẽ là lựa chọn tối ưu. Bác sĩ sẽ tiến hành thụ tinh trong phòng thí nghiệm (sau khi đã lấy trứng và tinh trùng). Phôi được tạo thành sau khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được đưa vào tử cung để phát triển thành bào thai. 

Sử dụng phương pháp tránh thai để điều trị

Nếu chưa có ý định mang thai trong thời gian tới, bác sĩ thường sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp kiểm soát sinh sản để cân bằng nội tiết tố, điều trị triệu chứng và bảo vệ buồng trứng. Cụ thể gồm có 3 phương pháp: Dùng thuốc ngừa thai, miếng dán ngừa thai và vòng tránh thai.

Sử dụng thuốc tránh thai

Đây là lựa chọn hiệu quả và thường hay được sử dụng nhất để kiểm soát bệnh buồng trứng đa nang. Thuốc tránh thai gồm 2 loại: Dạng thuốc chỉ có thành phần là progestin và dạng thuốc tổng hợp. Cả hai đều mang đến các công dụng như:

  • Tăng khả năng rụng trứng, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cải thiện tình trạng làn da.
  • Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.
  • Giảm tình trạng rậm lông.

Miếng dán ngừa thai và vòng tránh thai 

Sử dụng miếng dán tránh thai giúp điều trị buồng trứng đa nang

Sử dụng miếng dán tránh thai giúp điều trị buồng trứng đa nang

Miếng dán ngừa thai là phương pháp sử dụng một miếng dán nhỏ, kích cỡ khoảng 4,5x4,5cm, dán trực tiếp vào các vị trí da mông, bụng lưng hoặc bắp tay để ngăn cản quá trình rụng trứng. Trong khi đó, vòng tránh thai là phương pháp đặt một dụng cụ nhỏ vào lòng của tử cung để ngăn cản quá trình thụ tinh. Cả hai phương pháp này đều an toàn, chi phí thấp và không gây khó chịu cho người sử dụng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kiểm soát bệnh buồng trứng đa nang, giảm triệu chứng. 

Sử dụng thảo dược điều hòa nội tiết ở chị em bị hội chứng buồng trứng đa nang

Ngoài những phương pháp y học hiện đại, các chuyên gia trong ngành khuyến khích người bệnh nên sử dụng các thảo dược để hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang. Đặc biệt là các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là trinh nữ hoàng cung. Đây là dược liệu lâu đời nổi tiếng với công dụng hiệu quả cho bệnh đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

Ngoài ra, tác dụng sẽ càng tối ưu hơn nếu sản phẩm được kết hợp thêm các thành phần như hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng. Các sản phẩm như vậy sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng đa nang buồng trứng (mụn trứng cá, rậm lông, nhức đầu, chảy máu, rối loạn kinh nguyệt,...) nhờ tác dụng cân bằng nội tiết tố cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm lâu dài mà không lo gặp phải tác dụng phụ.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường. Cụ thể, các sản phẩm tồn tại lâu năm trên thị trường và đã được chứng minh lâm sàng về tác dụng sẽ là mục tiêu bạn nên hướng đến.

Hinh-anh-cay-trinh-nu-hoang-cung-duoc-su-dung-pho-bien-de-ho-tro-dieu-tri-buong-trung-da-nang.webp

Hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang

Lưu ý dành cho phụ nữ buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang nên ăn gì, lưu ý gì, sinh hoạt thế nào để cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng sinh sản? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.

Nguyên tắc dinh dưỡng, sinh hoạt

Bạn cần lưu ý các nguyên tắc sau để kiểm soát tốt bệnh buồng trứng đa nang:

  • Giữ cân nặng ở mức bình thường, đặc biệt là trước khi mang thai.
  • Duy trì lượng đường trong máu bình thường (hạn chế ăn đồ ngọt).
  • Tập thể dục thường xuyên, điều độ mỗi ngày (Khoảng 30 phút mỗi ngày).
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thức ăn chứa nhiều carbohydrate,...
  • Bổ sung đủ các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là acid folic trước khi mang thai. 

Lưu ý khi đang mang thai

Nếu đang mang thai và mắc bệnh đa nang buồng trứng, bạn cần chú ý đến sức khỏe thai kỳ hơn bình thường. Hãy tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và khám thai theo đúng lịch hẹn. Bởi lẽ, phụ nữ PCOS vốn dĩ đã khó thụ thai và khi mang thai còn có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như: Sảy thai, tiền sản giật, bệnh đái tháo đường thai kỳ và tình trạng thai nhi bị thừa cân dẫn đến việc phải mổ lấy thai. 

Buồng trứng đa nang không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, bất kỳ chị em nào cũng cần nắm rõ thông tin về bệnh để phát hiện, điều trị kịp thời, tránh những hệ lụy nghiêm trọng. Hy vọng bài viết trên hữu ích dành cho bạn và đừng quên để lại bình luận vào ô bên dưới để được giải đáp những thông tin bổ ích khác nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pcos/symptoms-causes/syc-20353439

https://www.healthline.com/health/polycystic-ovary-disease#bottom-line

https://www.webmd.com/women/what-is-pcos